Quay lại

Ngày đăng: 26/07/2021

Tóm tắt nội dung:
  • Thị trường chứng khoán Mỹ và Châu Âu tăng điểm trong tuần vừa qua, trong khi đó chứng khoán khu vực Châu Á giảm điểm khi phải căng mình đối phó đợt tấn công mạnh nhất của dịch COVID-19 trong hơn 1,5 năm hoành hành. Và tại châu lục đông dân nhất thế giới này, Đông Nam Á đang là điểm nóng dịch bệnh căng thẳng nhất. 5 trong 10 quốc gia ở khu vực này ghi nhận số ca mắc mới tăng nhanh nhất theo tuần.
  • Thị trường chứng khoán trong nước giảm sang tuần thứ 3 liên tiếp bởi làn sóng ảnh hưởng từ biến chủng Delta. Chỉ số VN-Index đã giảm gần 11% kể từ đỉnh hồi đầu tháng 7 (theo giá đóng cửa) và gần 14% so với mức đáy ngày 20/7. Theo thống kê, đây là chuỗi giảm dài nhất kể từ đầu năm, tương đương với mạch giảm 3 tuần liên tiếp hồi cuối tháng 3 năm ngoái khi đại dịch covid bắt đầu được công bố. 
  • Dòng tiền tuần qua giảm với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt 16.422 tỷ đồng, giảm 6% so với tuần trước đó, tuy vậy cũng là phù hợp với những phiên hồi phục từ vùng hỗ trợ, nhà đầu tư còn nghi ngờ nhịp nảy hiện tại và giải ngân từng phần nên thanh khoản ở vùng đáy kỹ thuật thường chỉ ở mức thấp. 
  • Dòng vốn ngoại chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp với giá trị bán ròng 2.600 tỷ đồng. Bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 622 tỷ đồng. Dòng vốn thông qua kênh ETF tiếp tục đã hùy động được thêm 51,51 triệu USD chủ yếu tập trung ở quỹ Fubon là 49,61 triệu USD và quỹ VanEck là 1,90 triệu USD.
  • Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang trong nhịp điều chỉnh khi đã giảm hơn 10% kể từ đỉnh gần nhất và đã tạo vùng đáy ngắn hạn ở 1.225 điểm – 1.238 điểm. Do vậy, chừng nào vùng đáy này chưa bị vi phạm thì nhịp phục hồi vẫn tiếp diễn. Trong kịch bản thận trọng, nếu vùng đáy ngắn hạn bị xuyên thủng, thị trường có khả năng retest ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, đây cũng là ngưỡng hỗ trợ trong xu hướng tăng kéo dài hơn 15 tháng vừa qua (kể từ cuối tháng 3 năm ngoái). Hiện tại với một số chỉ báo kỹ thuật đang có tín hiệu tích cực, trong kịch bản cơ sở thị trường có thể tiếp tục duy trì nhịp phục hồi trong tuần tới với vùng trading nằm trong khoảng giữa MA100 và MA50. Có thể nhịp rung lắc vẫn sẽ diễn ra để retest vùng đáy mới nhưng khả năng cũng chỉ 1 – 2 phiên.
  • Chiến lược đầu tư: Vùng giải ngân tiềm năng như trong báo cáo tuần trước chúng tôi có chia sẻ đó là 1275-1300 hoặc vùng mua tốt hơn ở 1200-1255 điểm.Nhà đầu tư có thể tiếp tục giải ngân tại các nhịp võng xuống trong tuần tới đối với các cổ phiếu đã có tín hiệu tạo đáy rõ ràng với KQKD Q2 khả quan. Việc mua vào chỉ nên thực hiện với tỷ trọng hợp lý (dưới 50% danh mục) và không dùng margin, cho mục tiêu trung hạn và tuân thủ các nguyên tắc về giao dịch.(MBB, TCB), Chứng khoán (SSI, MBS, BSI), Bất động sản (VHM, DIG, NLG, HDG), Thép (HPG, NKG, HSG); Dầu khí (GAS, BSR, PVS)…
Báo cáo nhận định Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 26/07- 30/07/2021 - Cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu!
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang