Quay lại

Ngày đăng: 16/09/2022

Diễn biến thị trường:

  • Thị trường trong nước tuần này chỉ có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, đây cũng là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số Vn-Index. Dòng tiền thận trọng sau báo cáo lạm phát tháng 8 tại Mỹ, bên cạnh đó rủi ro từ các phiên đáo hạn phái sinh cùng các quỹ ETF cơ cấu ở phiên cuối tuần cũng khiến nhà đầu tư hạn chế giao dịch hoặc đứng ngoài quan sát.    
  • Thị trường chốt tuần bằng phiên giảm khi có giao dịch của các quỹ ETF tái cơ cấu danh mục. Nhà đầu tư cũng đã chủ động hạn chế giao dịch trong phiên sáng do vậy thanh khoản cũng xuống ở mức thấp. Tuy vậy vẫn có điểm tích cực trong phiên này khi lực cầu chủ động chờ đợi đợt cơ cấu danh mục của các quỹ ETF để mua giá tốt, thanh khoản phiên chiều tăng do vậy đã tăng vọt. Tâm điểm tuần tới là kỳ họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 20 -21/9 khi giới đầu tư kỳ vọng Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, tuy nhiên xác suất Fed tăng 1 điểm phần trăm cũng đang tăng lên, theo dữ liệu từ CME Group, giới đầu tư đang đặt cược 30% vào bước nhảy lãi suất “khủng” này. Do vậy, trong kịch bản Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, thị trường sẽ có phản ứng tích cực và ngược lại nếu Fed nâng lãi suất 1 điểm phần trăm, thị trường sẽ có nhiều biến động, chỉ số Vn-index có vùng hỗ trợ ở 1.218 – 1.220 điểm.

Tin tức thế giới:

  • Giờ đây, với dự báo tăng trưởng 7% trong năm 2022, kinh tế Ấn Độ sẽ vượt qua Anh về quy mô GDP, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới - theo số liệu mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong khi đó, ở Anh, lạm phát tăng chóng mặt đang tạo ra một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và nguy cơ suy thoái mà Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự báo có thể kéo dài tới năm 2024. Điều này diễn ra giữa lúc Anh trải qua nhiều biến động chính trị và vẫn đang tiếp tục chịu ảnh hưởng từ việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit. GDP của Ấn Độ đã vượt qua Anh trong quý 4/2021 nhưng chưa có sự thay đổi về xếp hạng trong quý 1/2022. IMF dự báo Ấn Độ sẽ tiếp tục vượt xa Anh cho tới tận năm 2027, đưa quốc gia châu Á trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới ở thời điểm đó, còn Anh tụt xuống vị trí thứ 6.

Nhận định thị trường HĐTL:

  • Áp lực bán mạnh xuất hiện ngay từ khi thị trường mở cửa và lấn át hoàn toàn bên mua trong toàn bộ phiên giao dịch hôm nay đã khiến cả 4 HĐTL đóng cửa giảm từ 15,4 đến 31,6 điểm. Cụ thể, VN30F2210 giảm 1,7% xuống mức 1.237 điểm, hiện đang thấp hơn 15,78 điểm so với chỉ số cơ sở VN30. Trong khi đó, tổng thanh khoản thị trường phiên hôm nay giảm 5,22% so với phiên liền trước, đạt 166.264 hợp đồng được khớp lệnh trong phiên.
Tổng hợp thị trường 16/09/2022 - Khép lại tuần biến động cùng thị trường thế giới !
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang