Ngày đăng: 15/08/2015
Nhu cầu tiêu dùng cải thiện do kinh tế trong nước hồi phục khiến cho chỉ số CPI tăng nhẹ tháng thứ 4 liên tiếp. Điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất tại Việt Nam đã liên tục mở rộng trong vòng 23 tháng qua với PMI tháng 7 ở mức 52,6 điểm. Nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước nhiều hơn khiến cho cán cân thương mại thâm hụt khoảng 3.4 tỷ $ trong 7 tháng đầu năm. Tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng khá nhanh trong 7 tháng đầu năm. Lãi suất huy động tăng nhẹ ở một số NHTM.
• Lạm phát được kỳ vọng tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 8 do tổng cầu của nền kinh tế gia tăng, tuy nhiên mức tăng sẽ không cao do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm;
• Chỉ số PMI của Việt Nam đứng trên mức 50 điểm tháng thứ 23 liên tiếp, nằm ở mức 52.6 điểm vào tháng 7/2015;
• Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm khiến cho cán cân thương mại thâm hụt khoảng 3.4 tỷ $. Nhập siêu tiếp tục gây áp lực làm tăng tỷ giá VND/USD trong thời gian gần đây;
• Vốn FDI đăng ký 7 tháng đầu năm tăng 45.3% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI giải ngân tăng 9% so với cùng kỳ năm trước;
• Tỷ giá VND/USD tăng khá mạnh sau khi NHNN điều chỉnh biên độ giao động từ 1% lên 2% vào ngày 12/8/2015;
• NHNN hút ròng qua tín phiếu và repo trên OMO trong tháng 7 do thanh khoản ngân hàng ổn định;
• Thị trường TPCP giao dịch đã sôi động hơn, lợi suất trúng thầu trái phiếu tăng nhẹ so với tháng trước đó.