Ngày đăng: 22/06/2015
Nhu cầu tiêu dùng cải thiện do kinh tế trong nước hồi phục cùng với việc tăng giá xăng dầu và giá điện thời gian qua đã khiến cho chỉ số CPI tăng nhẹ tháng thứ 3 liên tiếp. Điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất tại Việt Nam đã liên tục mở rộng trong vòng 21 tháng qua với PMI tháng 5 ở mức 54,8 điểm. Nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước nhiều hơn khiến cho cán cân thương mại thâm hụt khoảng 3 tỷ $ trong 5 tháng đầu năm. Tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng khá nhanh trong 5 tháng đầu năm. Lãi suất huy động tăng nhẹ ở một số NHTM.
Lạm phát được kỳ vọng tiếp tục tăng lên trong tháng 6 do Tp HCM điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế thêm khoảng 10% từ 1/6/2015;
Chỉ số PMI của Việt Nam tăng tháng thứ 2 liên tiếp từ 53,5 điểm vào tháng 4/2015 lên 54,8 điểm vào tháng 5/2015;
Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm khiến cho cán cân thương mại thâm hụt khoảng 3 tỷ $. Nhập siêu tiếp tục gây áp lực làm tăng tỷ giá VND/USD trong thời gian gần đây.
Vốn FDI đăng ký 5 tháng đầu năm giảm 22% so với cùng kỳ năm trước do thiếu các dự án quy mô lớn nhưng vốn FDI giải ngân vẫn tăng ổn định.
Tỷ giá VND/USD tăng mạnh trong tháng 5 nhưng đã giảm nhẹ vào đầu tháng 6;
NHNN hút ròng qua tín phiếu và repo trên OMO trong tháng 5 do thanh khoản ngân hàng ổn định;
Thị trường TPCP giao dịch kém sôi động, lợi suất trúng thầu trái phiếu tăng nhẹ so với tháng trước đó.