Quay lại

Ngày đăng: 04/06/2020

Kinh tế Việt Nam 

  • Lĩnh vực xuất khẩu tại Việt Nam đã chịu tác động tiêu cực trong Q2 khi các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ và Châu Âu đóng cửa nền kinh tế để kiểm soát dịch bệnh. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 giảm lần lượt 13,7% và 15,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sẽ tạo đáy trong tháng 5 và tháng 6 khi Mỹ và Châu Âu mở cửa trở lại, và dần hồi phục kể từ Q3 
  • Sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã hồi phục trong tháng 5 với chỉ số PMI tăng lên mức 42,7 từ mức 32,7 trong tháng 4, tuy nhiên vẫn nằm trong vùng suy giảm dưới ngưỡng 50 do số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm bởi nhu cầu yếu trên thị trường quốc tế 
  • Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 27% MoM lên mức 585 nghìn tỷ đồng khi các hoạt động kinh tế bình thường hoá trở lại, chỉ còn giảm 4,6% yoy (so với mức giảm 26% yoy trong tháng 4) 
  • Tồng vốn FDI vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm đạt 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ, vốn FDI thực hiện đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% yoy 
  • Thu ngân sách giảm 4,3% yoy trong 5 tháng đầu năm, trong khi chi ngân sách tăng 10,4% 
  • Lạm phát tháng 5 giảm 0,03% so với tháng trước và giảm 1,24% so với thời điểm cuối năm 2019 Tỷ giá VND/USD khá ổn định trong tháng 5 dù thị trường quốc tế có nhiều biến động, dao động quanh mức 23,300 đồng/USD 
Triển vọng Việt Nam số cuối tháng 05/2020
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang