Ngày đăng: 15/08/2016
Diễn biến TT quốc tế:
Diễn biến tài chính thế giới quan trọng trong tuần qua
TTCK Mỹ tiếp tục lập đỉnh mới khi số liệu việc làm phi nông nghiệp tháng 7 tốt hơn dự đoán. Kết thúc tuần, chỉ số Dow Jones tăng 191,21 điểm, tương ứng 1,04%, lên 18.543,26 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 18,57 điểm, hay 0,86%, lên 2.182,82 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 54,87 điểm, tương đương 1,06%, lên 5.221,12 điểm.
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã thông báo hàng loạt biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế quốc gia này, trong đó bao gồm việc mua lại trái phiếu Chính phủ Anh trị giá 60 tỷ bảng Anh cùng với trái phiếu doanh nghiệp lên tới 10 tỷ Bảng Anh. Bên cạnh đó, BOE còn hạ con số dự báo tăng trưởng trong năm 2017 từ 2,3% xuống chỉ còn 0,8%, mức cắt giảm mạnh nhất trong lịch sử. Nhằm cải thiện nền kinh tế sau quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) trong tháng 6/2016, BOE cũng đưa ra kế hoạch mới, cụ thể ngân hàng trung ương sẽ cho các ngân hàng khác vay trực tiếp ở mức gần với lãi suất cơ sở mới 0,25% với mục đích khuyến khích hoạt động cho vay của ngân hàng tới các doanh nghiệp và hộ gia đình với lãi suất thấp hơn.
Giá dầu WTI tuần qua đã có nhịp hồi phục tăng nhẹ sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua khi rớt mốc 40 USD/thùng. Tuy nhiên, thị trường dầu đã hồi phục trở lại trong ngày thứ Tư và ngày thứ Năm. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex ở mức 41,80 USD/thùng. Theo dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng từ 374 giàn lên 381 giàn trong tuần này, đánh dấu 6 tuần leo dốc liên tiếp. Qua đó gia tăng nỗi lo về tình trạng dư cung toàn cầu.
Các hợp đồng giao dịch vàng tương lai giảm mạnh vào ngày thứ Sáu sau báo cáo việc làm lạc quan hơn dự báo, qua đó đem lại cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lý do để nâng lãi suất sớm hơn. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao tháng 12 giảm 23 USD (tương ứng 1,7%) xuống 1.344,40 USD/oz, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ ngày 24/05/2016. Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao ngay lùi 1,57% xuống 1.339,40 USD/oz.
Diễn biến thị trường trong nước
Tâm lý thận trọng gia tăng đã kéo thị trường giảm sâu trong tuần qua. Áp lực bán gia tăng đã xuất hiện ở nhiều nhóm cổ phiếu, trong đó nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực điều chỉnh mạnh. Điểm sáng trong tuần qua vẫn đến từ hoạt động mua ròng sôi nổi của khối ngoại. Bên cạnh đó là dòng tiền bắt đáy đã hoạt động tích cực trong phiên cuối tuần phần nào giúp giao dịch thị trường diễn ra bớt tiêu cực hơn.
Các chỉ số thị trường đồng loạt giảm điểm trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần giảm 3,81% xuống mức 627,39 điểm, trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 3,15% xuống mức 81,07 điểm. Thanh khoản thị trường trên cả hai sàn diễn biến trái chiều. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 107,1 triệu đơn vị/phiên tăng 2,36% so với tuần giao dịch trước và sàn HNX đạt hơn 34 triệu cổ phiếu/phiên giảm 7,41%.
Sau ba phiên giảm điểm liên tiếp đầu tuần, lực cầu bắt đáy xuất hiện trở lại trong 2 phiên giao dịch cuối tuần với tâm điểm là các cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, VNM, VCB, HPG, HSG, MWG, BVH...giúp thị trường thu hẹp đà giảm. Trong đó, các cổ phiếu Dầu khí có giao dịch tích cực nhất nhờ chuyển biến khả quan của giá dầu thế giới, VNM tăng điểm nhờ động lực từ khối ngoại, trong khi VCB tăng mạnh sau thông tin NHNN đồng ý cho Vietcombank tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, đà giảm mạnh của VIC và MSN là nguyên nhân chính khiến nỗ lực tăng điểm của hai chỉ số đều thất bại vào phiên cuối tuần.
Dòng tiền tiếp tục phân hóa mạnh và lực cầu bắt đáy tiếp tục phân phân hóa sâu sắc của nhóm cổ phiếu trụ cột, và tập trung vào một số cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt như VNM, HPG, HSG, MWG, CVT, VCS, BMP…Tuy nhiên, lực bán vẫn được duy trì khá mạnh cùng thanh khoản vẫn chưa có sự cải thiện.
Khối ngoại vẫn là điểm sáng của thị trường trong tuần qua khi họ tiếp tục đẩy mạnh mua gom cổ phiếu qua các phiên, đáng chú ý VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất. Tổng cộng tuần qua trên hai sàn, tuần qua khối ngoại mua ròng với giá trị 360 tỷ đồng, giảm 27,79% về giá trị so với tuần trước. Việc duy trì mua ròng của khối ngoại đã giúp giảm bớt sự tiêu cực của các chỉ số thị trường trước áp lực bán tăng cao của giới đầu tư trong nước.
Về mặt kỹ thuật:
Chart index: http://banggia.mbs.com.vn/test/ta/x/41002347
VN-INDEX tạo một cây nến tuần với thân nến đỏ dài cho thấy áp lực bán diễn ra rất mạnh trong tuần qua. Tuy nhiên đà giảm có xu hướng chững lại về cuối tuần sau khi chạm vùng hỗ trợ mạnh 625-627 điểm cho thấy tín hiệu tích cực hơn khi dòng tiền đã gia tăng tham gia trở lại tại vùng hỗ trợ mạnh.
Quan sát đồ thị ngày, chúng tôi nhận thấy đã có những nhịp hồi phục trong tuần khi VN-INDEX thử thách lại đường SMA50 tương ứng vùng kháng cự 640 điểm nhưng chưa thành công do khi áp lực bán tăng lên tại vùng giá cao. Tuy nhiên, phiên giao dịch cuối tuần đồ thị kỹ thuật hình thành cây nến Hammer cho thấy diễn biến giằng co khá mạnh nhưng áp lực bán đang có tín hiệu giảm dần. Khối lượng giao dịch có tín hiệu tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư mặc dù còn đang khá thận trọng nhưng đã có lực cầu bắt đáy tại nhiều nhóm cổ phiếu tốt xuất hiện và hỗ trợ giúp VN-INDEX đóng cửa đã bớt đà giảm. Đặc biệt, nhiều nhóm cổ phiếu có diễn biến giảm mạnh trong 2 tuần gần đây cũng đã chững lại và có phiên phục hồi.
Hiện tại VN-INDEX đang được nâng đỡ bởi đường upper trendline và hỗ trợ trung hạn tại MA100 tương ứng hai vùng hỗ trợ quan trọng là 614 và 622 điểm . Phản ứng hồi phục kỹ thuật của đường giá có thể sẽ xuất hiện trong tuần tới tại vùng hỗ trợ này trong một vài phiên kế tiếp. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho răng thị trường có thể hồi phục và tạo vùng cân bằng trong tuần tới với vùng dao động của điểm số có thể năm trong khoảng 617 đến 637 điểm tương đương vùng “vai trái” của đồ thị VN-INDEX
Chiến lược giao dịch tuần tới: Quan sát và lựa chọn các cơ hội trading ngắn hạn.
Tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng và có phần bi quan đối với xu hướng giảm điểm của thị trường. Đặc biệt, sự phân hóa của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến trạng thái điều chỉnh tiếp tục diễn ra trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc thị trường sụt giảm mạnh về điểm số đã đưa mặt bằng giá các cổ phiếu về vùng hấp dẫn hơn. Điều này sẽ kích thích một bộ phận dòng tiền bắt đáy gia tăng trở lại. Hoạt động này không chỉ giúp thúc đẩy giao dịch thị trường sôi động hơn mà còn giúp các chỉ số lấy lại đà tăng điểm trong những phiên tới.
Do đó chiến lược đầu tư trong tuần tới sẽ là xem xét trading ngắn hạn đối với các cổ phiếu cơ bản tốt, thanh khoản cao và được mua nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều như VNM, HSG, HPG,… Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục được khuyến nghị duy trì ở mức dưới 50% tổng tài sản. Tuy nhiên, hạn chế mua đuổi giá cao nếu điểm số hồi phục mạnh trọng khi thanh khoản không được cải thiện. Trong trường hợp VN-Index giảm mạnh qua ngưỡng hỗ trợ gần nhất 615 điểm, NĐT nên xem xét ưu tiên nắm giữ tiền mặt.
TRẠNG THÁI
|
MÃ CK
|
GIÁ HIỆN TẠI
|
VÙNG GIÁ MUA
|
GIÁ MỤC TIÊU
|
ĐIỂM DỪNG
|
LN KỲ VỌNG
|
THỜI GIAN
|
Trading
|
FPT
|
40.5
|
40+/-
|
48
|
<38
|
>15%
|
T+5 |
Trading
|
VNM
|
158
|
152+/-
|
162
|
148
|
>7%
|
T+5 |
Trading
|
HPG
|
43.1
|
39
|
45
|
<35
|
>10%
|
T+5 |
Trading
|
HSG
|
38.7
|
37+/-
|
43.5
|
<35
|
>12%
|
T+5 |
Nắm giữ
|
NT2
|
34.8
|
30-32
|
40
|
<34
|
>25%
|
6 tháng |
Nắm giữ
|
SCR
|
9.2
|
9.9
|
13
|
<9.5
|
>27%
|
6 tháng |
Nắm giữ
|
KDC
|
27.7
|
27
|
30
|
<25
|
>10%
|
6 tháng |