Quay lại

Ngày đăng: 15/08/2016

Diễn biến TT quốc tế:

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 12/08, doanh số bán của các nhà bán lẻ và nhà hàng gần như không đổi trong tháng 6 và tháng 7, trái ngược với dự đoán tăng 0,5% của các nhà kinh tế học trong khảo sát của Wall Street Journal. Do đó, Phiên 12/8 Dow Jones và S&P tuột khỏi đỉnh khi số liệu bán lẻ đáng thất vọng khiến giới đầu tư mất lòng tin vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chốt phiên, chỉ số Dow Jones giảm 37,05 điểm, tương ứng 0,2%, xuống 18.576,47 điểm, chỉ số S&P 500 mất 1,74 điểm, hay 0,08%, xuống 2.184,05 điểm trong khi đó chỉ số Nasdaq Composite tăng 4,5 điểm, tương đương 0,09%, lên 5.232,9 điểm. Tính  chung cả tuần, Dow Jones tăng 0,2%, S&P 500 tăng 0,1% và Nasdaq tăng 0,2%. Bên cạnh đó, Chốt phiên 12/08, USD giảm 0,6% so với yên xuống 101,222 JPY/USD trong khi đó, euro tăng 0,2% so với USD lên 1.1161 USD/EUR.

Giá dầu phiên 12/8 lập đỉnh 3 tuần, một ngày sau khi Arab Saudi tuyên bố sẽ hợp tác với các nước sản xuất khác để ổn định giá dầu. Theo đó, các hợp đồng dầu thô tương lai tăng mạnh vào ngày thứ Sáu, trong đó giá dầu WTI khép phiên tại mức cao nhất trong 3 tuần và ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex tiến 1 USD (tương ứng 2,3%) lên 44,49 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 21/07/2016. Qua đó nâng tổng mức tăng trong tuần lên 6,4% đồng thời đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 08/04/2016.

Dữ liệu từ FactSet cho biết, vào đầu phiên giá vàng đã tăng cao khi dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung quốc và Mỹ khiến nhà đầu tư chuyển sang kim loại quý, vốn là kênh trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, nhà đầu tư trở nên lo lắng khi giá vàng không giữ được mốc quan trọng 1.350 USD/oz. Theo đó, các hợp đồng vàng tương lai giảm giá vào ngày thứ Sáu đồng thời đánh dấu tuần sụt giảm thứ 4 trong 5 tuần vừa qua. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao tháng 12 giảm 6,80 USD (tương ứng 0,5%) xuống 1.343,20 USD/oz sau khi chạm mức cao nhất trong phiên tại 1.362,50 USD/oz. Trong tuần qua, hợp đồng này đã giảm khoảng 0,09%.

Diễn biến thị trường trong nước

Sắc xanh đã trở lại với các chỉ số chính trên thị trường trong tuần qua nhờ dòng tiền bắt đáy tăng cao trở lại. Với đà tăng điểm rất tích cực trong 4 phiên liên tiếp chỉ số VN-Index đã nhanh chóng vượt qua ngưỡng kháng cự 660 điểm nổi bật khi đồ thị kỹ thuật hình thành bởi 3 thân nến xanh dài. Tuy vậy, trước áp lực chốt lời gia tăng khi các chỉ số tiến gần tới các vùng đỉnh cũ, hai chỉ số đã giảm điểm trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần.

Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 4,51% lên mức 655,71 điểm, trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 2,54% lên mức 83,13 điểm. Thanh khoản thị trường trên cả hai sàn diễn biến trái chiều. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 106,3 triệu đơn vị/phiên giảm 0,76% so với tuần giao dịch trước, sàn HNX đạt hơn 36 triệu cổ phiếu/phiên tăng 5,99%. Tuy nhiên thanh khoản đã sụt giảm trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần.

Sự trở lại ấn tượng của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường tích cực hơn. Nhờ đó, sắc xanh còn lan rộng từ Blue chips sang các nhóm cổ phiếu Mid Cap, Small Cap và Micro Cap. Tuần qua, dòng tiền đã tìm đến các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, qua đó cho thấy là dòng tiền tìm đến nơi trú ẩn an toàn hơn là mạo hiểm rủi ro vào nhóm cổ phiếu đầu cơ.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, VIC, VCB, GAS, HPG…là động lực chính cho đà tăng điểm giúp chỉ số VN-INDEX bứt phá mạnh trong tuần. Đà tăng đã lan tỏa khá rộng ở nhiều nhóm cổ phiếu như Bất động sản, Xây dựng, Thép, VLXD, Dược, Ô tô…

Trong đó, đáng chú ý khi MSCI thông báo sẽ bổ xung 3 cổ phiếu mới vào rổ MSCI Frontier Market trong đó có VNM của Việt Nam và dự kiến thay đổi này có hiệu lực vào ngày 31 tháng 8. Với thông tin này, chúng tôi cho rằng khả năng các quỹ ETF đang giao dịch mô phỏng theo chỉ số này như iShares MCSI Frontier Markets 100 Index ETF có thể phải mua vào VNM trong thời gian tới đây. Điều đó sẽ tiếp tục tác động tích cực tới diễn biến giá của cổ phiếu VNM trong ngắn hạn nhất là khi room của VNM chính thức được nới room ngoại lên 100%. Đây cũng là một yếu tố có thể khiến hai quỹ ETF hoạt động mạnh ở Việt Nam  như VNM ETF hay FTSE Vietnam xem xét đưa VNM vào rổ danh mục trong kỳ review quý 3 tới. Giao dịch tại VNM với thanh khoản này càng cao và giá tăng tương đối tốt giúp thu hút sự quan tâm chú ý hơn của các quỹ đầu tư nội địa cũng như NDT. Tuy nhiên, việc thêm VNM vào cũng sẽ tạo ra áp lực bán với các bluechip khác trong rổ danh mục. Ngắn hạn tâm lý hưng phấn đang nhường chỗ cho áp lực chốt lời do đó NDT có thể xem xét chốt lời trước và chờ đợi mua vào trong các phiên điều chỉnh.

Một thông tin khá đáng chú ý trong tuần tới đó là Tập đoàn Hòa Phát chính thức thông báo ngày đăng ký cuối cùng cho đợt trả cổ tức tiền mặt 15% mệnh giá và cổ tức cổ phiếu 15% là ngày 28/8/2016. Ngày thực hiện thanh toán đối với cổ tức bằng tiền vào 14/9. Đây có thể là thông tin hỗ trợ tích cực cho giao dịch của HPG trong tuần tới.

Ngoài ra, thông tin SCIC dự kiến sẽ bán toàn bộ 8,42% cổ phần tại GMD tương đương 15,1 triệu cổ phiếu từ ngày 15/8 đến ngày 13/9 thông qua giao dịch thỏa thuận. Phương án thoái vốn này đã thay đổi so với kế hoạch trước đó là bán toàn bộ lượng cổ phiếu trên thông qua chào bán cạnh tranh với giá khởi điểm là 28.000đ/cp.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 184,3 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến KDH). Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với 366,7 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với 52,8 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch thỏa thuận bán ròng đột biến từ KDH thì khối ngoại vẫn bán ròng 237,1 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, họ bán ròng tập trung mạnh nhất ở cổ phiếu VIC với  giá trị 246,5 tỷ đồng, KDH với 123,4 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận, HBC(- 93 tỷ), SBT(- 59,4 tỷ)… Ở chiều ngược lại, họ mua ròng là các mã như VNM (+162,55 tỷ), PVT( 29,8 tỷ), CTD( 22 tỷ)...

Về mặt kỹ thuật:
Với áp lực chốt lời gia tăng vào cuối tuần trước, CLTT dự báo khả năng thị trường vẫn có thể xuất hiện các phiên điều chỉnh nhẹ do lượng cung chốt lời vào đầu tuần này. Mặc dù vậy giao dịch khả năng sẽ tiếp tục tích cực nhờ thanh khoản duy trì tốt và các ngưỡng hỗ trợ mạnh MA50 và MA20 đang ở khá gần. Trong tuần tới, khả năng thị trường có thể diễn ra 2 kịch bản chính như sau:

Kịch bản tích cực: Áp lực chốt lời có thể sẽ khiến VN-INDEX điều chỉnh trong các phiên đầu tuần trong vùng điểm 640-650 điểm. Giao dịch khả năng sẽ giằng co quanh các vùng điểm này và thiên về trạng thái tích lũy. Mức thấp nhất có thể giảm về 630 điểm và sau đó phục hồi trở lại. Với kịch bản này, khả năng cao VN-INDEX sẽ hình thành một vùng dao động tích lũy quanh mức 630-650 điểm và sau đó sẽ xác lập xu hướng mới. Với kịch bản tích cực nhất, sau khi điều chỉnh kết thúc khả năng sẽ tạo đà cho VN-INDEX có cơ hội hình thành sóng tăng vượt qua vùng đỉnh cũ 680 điểm và tăng lên các vùng điểm cao hơn  là vùng 700 – 720 điểm. Đối với kịch bản này, NDT có thể xem xét gia tăng tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh chờ chốt lời khi chỉ số chạm các vùng kháng cự cao hơn.

Kịch bản thận trọng: Trong trường hợp các ngưỡng hỗ trợ mạnh gần nhất như 630 điểm bị phá vỡ, VN-INDEX giảm xuyên qua đáy gần nhất là vùng 622 điểm thì kịch bản thiên về giảm sâu sẽ diễn ra. Với kịch bản này chúng tôi cho rằng NDT nên giảm tỷ trọng cổ phiếu và quan sát các diễn biến tiếp theo.

Chiến lược giao dịch tuần tới: Xem xét chốt lời ngắn hạn
Với các phiên tăng điểm tích cực trong tuần qua, mức sinh lời ở nhiều cổ phiếu đã hấp dẫn hơn. Chính điều này đã thúc đẩy áp lực chốt lời gia tăng trong phiên cuối tuần và kéo chỉ số thị trường giảm điểm. Đây có thể mới chỉ là nhịp chốt lời lượng hàng T+ có lãi khi NDT thạm gia tại các vùng thấp như 622 điểm về tài khoản. Về cơ bản dòng tiền vẫn duy trì và chưa có tín hiệu rút ra mạnh. Do đó, chiến lược GD đầu tuần vẫn xem xét chốt lời với các mã đã có lãi và chờ mua lại tại các vùng hỗ trợ thấp hơn theo kịch bản tích cực.
Trong trường hợp VN-Index giảm mạnh qua đáy kỹ thuật gần nhất 622 điểm, NĐT nên xem xét giảm tỷ trọng và ưu tiên nắm giữ tiền mặt.

 

TRẠNG THÁI
MÃ CK
GIÁ HIỆN TẠI
VÙNG GIÁ MUA
GIÁ MỤC TIÊU
ĐIỂM DỪNG
LN KỲ VỌNG
THỜI GIAN
               
Chốt lời
VNM
168
150-160
180-190
148
>10%
6 tháng
Chôt lời
HPG
45.8
40-42
55-60
<38
>30%
6 tháng
Chốt lời
HSG
40.9
37+/-
50
<35
>20%
6 tháng
Nắm giữ
FPT
41.6
40+/-
48
<38
>15%
6 tháng
Nắm giữ
NT2
34.4
30-32
40
<34
>25%
6 tháng
Nắm giữ
SCR
9.6
9.9
13
<9.5
>27%
6 tháng
Nắm giữ
KDC
28.5
27
30
<25
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang