Ngày đăng: 30/06/2022
Thông tin cập nhật
- Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan. Thu nhập lãi thuần của 3 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 25% so với 3 tháng đầu năm ngoái, với động lực chính đến từ việc duy trì chi phí huy động vốn thấp trong khi thu nhập lãi tăng 23% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Chất lượng tài sản cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh so với quý 4 năm 2021, ở mức 1.14%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn 2.52%, giảm 0.11% so với quý 4 năm 2021. Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2022, ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng nhiều hơn so với 2021, khi tỷ lệ dự phòng nợ vay (LLR) đạt 71.69% trong quý 1 2022.
- NIM duy trì ở mức ổn định quanh 4.1% nhờ giảm chi phí vốn cũng như đẩy mạnh cho vay bán lẻ. So với cùng kỳ, chi phí vốn đã giảm 0.9% so với cùng kỳ, mức giảm cao so với trung bình ngành.
- Tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022. Vốn điều lệ của TPB dự kiến sẽ được tăng lên gần 21,143 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng thêm 5,325 tỷ đồng trong năm nay. Nguồn vốn tăng thêm được tin rằng sẽ giúp B quản trị rủi ro cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc sau này.
- Những vấn đề còn tồn tại, thách thức: Trước những lo ngại về động thái tăng lãi suất của Fed và việc lãi suất huy động đã tạo đáy trong năm 2021, việc các ngân hàng phải nâng lãi suất nhằm thu hút dòng vốn giá rẻ sẽ tạo áp lực lên NIM. Ngoài ra, chỉ số CPI tháng 6 tăng 3.37% so với cùng kỳ và mức tăng của CPI tháng 6/2022 được ghi nhận là cao nhất trong giai đoạn 2016-2022 cũng cho thấy áp lực lạm phát đang tác động lên nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
- Định giá cổ phiếu: Tại mức giá hiện tại 26,000 đồng/ cổ phiếu, chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu TPB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 31,250 đồng/ cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thặng dư (RI).