Ngày đăng: 23/05/2022
Rủi ro đầu tư
- Mảng cho vay chủ lực của VIB là bán lẻ hiện tại đang bị cạnh tranh khá khốc liệt bởi những ngân hàng lớn như VCB, CTG, TCB, VPB, MBB,… . Những ngân hàng này với tỷ trọng KHDN cao sẽ giúp mang về những khoản CASA lớn và do đó giúp họ có được lợi thế về mặt chi phí vốn hơn so với VIB. Ngoài ra, những ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao như VPB khi được gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp họ có được nhiều cơ sở nâng room tín dụng, sẽ khiến VIB khó khan hơn trong việc triển khai các chiến lược của mình.
- Việc gia tăng lãi suất của NHNN có thể khiến NIM của VIB nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung suy giảm mạnh hơn dự kiến. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có được những nguồn vốn huy động với chi phí rẻ nhằm duy trì NIM của mình.
Dự phóng KQKD năm 2022 và khuyến nghị
- Chúng tôi dự phóng TOI của của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 18,488 tỷ đồng (+24.2% YoY), LNTT đạt 10,558 tỷ đồng (+31.8% YoY), chi phí DPRRTD đạt 1,921 tỷ đồng (+20.2% YoY). Thu nhập từ lãi chiếm 78.2% TOI. Chi phí hoạt động đạt 6,008 tỷ đồng (+13.8% YoY), tỷ lệ CIR đạt mức 32.5%.
- NIM của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 4.5%. ROE và ROA lần lượt đạt mức 29.8% và 2.45% trong năm 2021.
- NPL và LLR lần lượt đạt 2.15% và 59.1%.
- Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với VIB với giá mục tiêu 41,900 VND/cp (+57.5% upside) dựa trên 2 Phương pháp Thu nhập thặng dư và so sánh P/B. Đối với Phương pháp thu nhập thặng dư, chúng tôi sử dụng Re=15.6% và P/B=2.6 lần với premium 30% so với trung bình ngành.