Ngày đăng: 29/06/2022
Luận điểm đầu tư
- Triển vọng tích cực của ngành dệt may: Hưởng lợi từ EVFTA, CPTPP. Những ưu đãi thuế quan sẽ là động lực để thúc đẩy các đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam. Chúng tôi kì vọng các đơn hàng từ châu Âu và các nước thành viên CPTPP sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
- Mở rộng sản xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu đơn hàng tăng cao, TNG đang có những dự án mở rộng nhà máy, tăng dây chuyền sản xuất. Trong 2021, TNG đã đưa vào hoạt động nhà máy Võ Nhai 2 (20 chuyền may), dây chuyền bông số 3, nhà máy Sông Công mở rộng (22 chuyền may) và Phú Bình mở rộng (22 chuyền may). Trong tương lai, dự án Đồng Hỷ 2 với 20 chuyền may dự kiến sẽ được xây dựng và đưa vào hoạt động từ 2023. Dự án Đại Từ 2 với 22 chuyền may dự kiến đi vào hoạt động từ 2024.
- Mảng bất động sản với nhiều dự án triển vọng. Về bất động sản khu công nghiệp, dự án Sơn Cẩm đã bắt đầu ghi nhận doanh thu và khả năng lấp đầy nhanh chóng. Về bất động sản thương mại, sau thành công dự án TNG Village 1, TNG đang lên kế hoạch ra mắt TNG Village 2. Bên cạnh đó, TNG còn có các dự án trọng điểm, tọa lạc trên vị trí đắc địa như TNG Landmark, Khu đô thị Đại Thắng, Khu đô thị Hồng Tiến.
Định giá
- Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TNG với giá mục tiêu là 37,900 VND (+26.5% upside) sử dụng Phương pháp DCF với mảng dệt may và RNAV với mảng bất động sản.
Rủi ro đầu tư
- Những yêu cầu cần và đủ để được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA và CPTPP rất chặt chẽ, đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ của nguyên phụ liệu.
- TNG từ trước đến nay đều tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là dệt may. Việc lấn sân sang một mảng hoàn toàn mới là bất động sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn vì (1)doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực này, (2) nguồn vốn cần để phát triển bất động sản rất lớn.
- Tình hình lạm phát tăng cao trên thế giới có thể khiến sức mua những mặt hàng không thiết yếu như quần áo, thơi trang bị ảnh hưởng.