Ngày đăng: 23/03/2022
- Doanh thu và lợi nhuận của IDV được kỳ vọng quay trở lại đà tăng trưởng khả quan từ năm 2022 do hoạt động kinh doanh trở lại bình thường và biện lợi nhuận được cải thiện từ việc khôi phục các hoạt động kinh tế khi tỷ lệ tiêm chủng cao. Hiện tại, IDV là một trong số các công ty phát triển bất động sản khu công nghiệp (KCN) duy trì được biên lợi nhuận gộp cao trong ngành. Công ty hiện đang quản lý và khai thác Khu công nghiệp Khai Quang (220ha, lắp đầy 92%) ở Vĩnh Phúc và Khu công nghiệp Châu Sơn (170ha, lắp đầy 81%) ở Hà Nam với dòng tiền thu nhập ổn định từ quản lý hạ tầng và xử lý nước thải. Trong thời gian tới, IDV sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư để lắp đầy 35ha đất khu công nghiệp còn lại trong giai đoạn tiếp theo.
- IDV đang phát triển nhiều dự án tiềm năng, dự kiến mang lại nguồn thu lớn từ hoạt động cho thuê đất trong tương lai. Cụ thể, trong giai đoạn 2022-2024, IDV đang phát triển thêm Khu công nghiệp Châu Sơn mở rộng (60ha), Khu công nghiệp Sông Lô 2 (120ha) ở Vĩnh Phúc và Cụm công nghiệp Hồng Đức (53.3%) tại Hải Dương. Tổng cộng, IDV đã được giao phát triển hơn 234ha đất sạch tại các địa phương có tiềm năng tăng giá đất khu công nghiệp cao và thu hút vốn FDI đầu tư trong tương lai. Các dự án này được Ban lãnh đạo công ty dự kiến mở bán chậm nhất từ năm 2025.
- Cơ cấu tài chính tốt và được duy trì ổn định qua nhiều năm. IDV duy trì tỷ trọng tiền mặt/Tổng tài sản cao và tỷ trọng vay nợ/ nguồn vốn thấp. Điều này tạo điều kiện cho công ty có nguồn vốn sẵn sàng để đầu tư vào các dự án tiềm năng trong tương lai. Đồng thời, IDV có thể tiếp cận chi phí vốn với giá rẻ hơn so với các doanh nghiệp khác sử dụng đòn bẩy cao trong ngành.
- Giá trị giao dịch bình quân của cổ phiếu IDV khá thấp, do đó Nhà đầu tư cần chú ý tính thanh khoản của cổ phiếu khi đầu tư vào IDV.
- Rủi ro liên quan đến việc chậm tiến độ triển khai của các dự án trong tương lai.
- Rủi ro vĩ mô: nền kinh tế Việt Nam có thể hồi phục tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Ngoài ra, áp lực gia tăng từ lạm phát, tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng lãi suất có thể gây áp lực lên nhu cầu đầu tư trong nước và nguy cơ địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng có thể gây áp lực lên dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.