Quay lại

Ngày đăng: 08/04/2020

Nhận định thị trường CW: Áp lực chốt lời ngắn hạn?

•   Sau phiên phân hóa hôm qua, thị trường chứng quyền gặp áp lực chốt lời ngắn hạn khi đã có 3 phiên tăng liên tiếp trước đó. Tuy vậy, lực bán cũng không cao và tập trung chủ yếu ở nhóm CW có thời gian đáo hạn còn lại dưới 40 ngày và từ 40 đến 70 ngày. Ở chiều ngược lại, nhóm CW tăng giá tập trung ở các CW có tỷ trọng thấp như: GMD, DPM, ROS, SBT và NVL.

•   Dừng lúc đóng cửa, đã có hơn 6,05 triệu chứng quyền được chuyển nhượng thành công với giá trị giao dịch đạt khoảng 1,49 tỷ đồng. So với phiên hôm qua, khối lượng CW tương đương trong khi giá trị giao dịch giảm 27,4%. Thanh khoản thị trường thấp hơn so với bình quân 5 phiên trước đó 16,5% về khối lượng và 14,5% về giá trị. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, phiên này chỉ có 14 mã tăng giá, 31 mã giảm giá và 11 mã giữ tham chiếu, tỷ lệ tăng giá giảm còn 25% so với bình quân 60% ở 4 phiên trước đó.

•   Thanh khoản thị trường chủ yếu tập trung ở nhóm CW có thời gian đáo hạn còn lại dưới 40 ngày và từ 70 đến 110 ngày, lần lượt chiếm 41% và 40%. CW dựa theo cổ phiếu STB, VRE có thanh khoản tốt nhất thị trường, lần lượt chiếm 23,4% và 13%.

•   Hiện có 6 công ty chứng khoán tham gia phát hành 56 mã CW dựa trên 21 mã cổ phiếu cơ sở. Về số lượng, KIS là công ty phát hành nhiều nhất với 21 mã CW, tiếp theo là SSI và HCM lần lượt có 13 và 10 mã. Về thanh khoản thị trường, nhóm CW của KIS Vietnam tiếp tục dẫn đầu thị trường và chiếm 72,6%, HCM ở vị trí thứ 2 với 12,3%, tiếp theo là SSI chiếm 7,1% và MBS chiếm 4,36%.

•   Thị trường cơ sở cũng như các mã cổ phiếu chứng quyền vẫn trong xu hướng đi lên tuy nhiên thị trường chứng quyền đã có hiện tượng chốt lời ngắn hạn. Nhà đầu tư chỉ mở 1 phần vị thế đối với các CW có thanh khoản cao, thuộc các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc nhóm bluechips có tính dẫn dắt.

Bản tin chứng quyền có bảo đảm 08/04/2020 - Áp lực chốt lời ngắn hạn?
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang