Quay lại

Ngày đăng: 01/02/2021

  • TTCK Mỹ tuần vừa qua đánh dấu tuần sụt giảm mạnh đầu tiên khi Dow Jones sụt 3,27%; S&P 500 giảm 3,31%; và Nasdaq "bốc hơi" 3,49%. Tính cả tháng 1, Dow Jones mất 2,04%; S&P 500 giảm 1,12%; và Nasdaq tăng 1,42%. Số ca nhiễm mới Covid-19 tiếp tục tăng mạnh và những trở ngại trong việc phân phối vaccine đang là một trong số những vấn đề gây tâm lý bất an ở Phố Wall. 
  • Trở lại với thị trường trong nước, tuần vừa qua là thị trường trong nước giảm mạnh nhất toàn cầu (-9,4%), đây cũng là tuần giảm thứ 2 liên tiếp và cùng xu hướng điều chỉnh với chứng khoán toàn cầu từ đỉnh lịch sử. Đáng chú ý là 2 phiên cuối tuần, trong đó có phiên giảm kỷ lục 6,67% ngày 28/1, nguyên nhân có thể đến từ sự cộng hưởng của nhiều yếu tố không thuận lợi khi áp lực chốt lời diễn ra quá mạnh trước ảnh hưởng từ TTCK thế giới và đặc biệt là thông tin về biến chủng Covid-19 mới đang lây lan trong cộng đồng. 
  • Dòng tiền liên tiếp lập kỷ lục mới, đây cũng là tuần thứ 10 liên tiếp giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt trên 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền đã có dấu hiệu đạt đỉnh sau khi xảy nhịp điều chỉnh mạnh trong tuần vừa qua với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt trên 15.305 tỷ đồng, giảm 2,4% so với tuần trước đó cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư. 
  • Dòng vốn ngoại giao dịch khá tích cực khi mua ròng trở lại với giá trị mua ròng trên sàn HSX đạt 1.247 tỷ đồng. Mua ròng thông qua khớp lệnh đạt 68,8 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 1.428 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 3.374 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 1.946 tỷ đồng.. 
  • Về kỹ thuật, hiện chưa có nhiều cơ sở để cho rằng thị trường đã tạo đáy, có chăng đây là nhịp nghỉ hoặc tái phân phối sau chuỗi giảm mạnh vừa qua. Chỉ số VN-Index có thể dao động trong khoảng 930 – 940 là ngưỡng trung bình MA100 và MA200 theo tuần đến cận trên của khoảng GAP ở 1.086 điểm và cũng là kháng cự MA50 theo ngày. 
  • Chiến lược đầu tư: Tâm điểm thị trường vẫn sẽ là tình hình kiểm soát dịch ở trong nước cũng như tác động của thị trường thế giới, qua đó định hình kịch bản của thị trường. Ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng do đó chiến lược ngắn hạn NĐT có thể tiếp tục quan sát chờ VN-Index phản ứng tạo vùng cân bằng để xem xét giải ngân dần danh mục cổ phiếu tốt với các vùng giá hợp lý. Nhịp điều chỉnh này đang mở ra cơ hội hấp dẫn cho sóng tăng mới trong năm 2021. 
  • Danh mục đầu tư: Bất động sản (VHM, VIC, NLG, DIG, HDG, NTL), BĐS Khu công nghiệp (SZC, IDC, BCM, D2D), Ngân hàng (MBB, TPB, ACB, HDB), Chứng khoán (MBS, SSI, SHS), Bán lẻ, tiêu dùng (MWG, PNJ, DGW, VNM); Công nghệ (FPT), Vietttel (CTR, VTP), Vật liệu xây dựng (HPG, NKG, BMP, NTP), Logistic (GMD, VSC, TMS), SX&PP điện: (REE, NT2, POW). 
Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam 01-05/02/2021 - Chờ đợi vùng cân bằng
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang