Quay lại

Ngày đăng: 12/05/2022

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới: 

  • Chứng khoán Mỹ giảm điểm, xóa sạch đà tăng trước đó khi nhà đầu tư tiếp tục xem xét dữ liệu lạm phát Mỹ mới nhất. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones rớt 326,63 điểm (-1,02%) xuống 31.834,11 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 1,65% xuống 3.935,18 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite mất 3,18% còn 11.364,24 điểm. Một số chuyên gia phân tích xem dữ liệu lạm phát như một dấu hiệu cho thấy Fed đang phản ứng chậm hơn trong việc kiềm chế lạm phát, điều này có thể gây áp lực lên ngân hàng trung ương để hành động mạnh mẽ hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tích tắc lại vượt mốc 3% nhưng giảm sau đó và khép phiên ở mức 2,93%. Cố vấn kinh tế hàng đầu Mohamed El-Erian của Allianz cho rằng phản ứng tiêu cực ban đầu của thị trường đối với dữ liệu lạm phát là “hoàn toàn có thể hiểu được”, tuy nhiên, khi lạm phát tiếp tục tăng, Mỹ đang trên bờ vực của “cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt”. 
  • Giá dầu khởi sắc sau khi sụt gần 10% trong 2 phiên trước đó, được thúc đẩy bởi lo ngại về nguồn cung khi dòng khí đốt của Nga sang châu Âu giảm và Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ đối với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga. Kết phiên, hợp đồng dầu Brent tiến 5,63 USD (+5,5%) lên 108,09 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 6,47 USD lên 106,23 USD/thùng. EU đã đề xuất một lệnh cấm vận dầu Nga, mà các nhà phân tích cho rằng sẽ làm thị trường thắt chặt hơn nữa và dịch chuyển các dòng chảy thương mại. Một cuộc bỏ phiếu, vốn cần sự ủng hộ nhất trí, đã bị trì hoãn do Hungary ở phe đối lập. Vào ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ vọt hơn 8 triệu thùng trong tuần gần nhất, do một đợt giải phóng lớn khác từ nguồn dự trữ chiến lược. Dự trữ dầu thô thương mại đã tăng lên khi Nhà Trắng quyết định cung cấp dầu vào thị trường để bù đắp đà tăng giá cả. Tuy nhiên, giá nhiên liệu tiếp tục tăng do công suất lọc dầu giảm và nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm trên thế giới – cũng như khi xuất khẩu của Nga bị sụt giảm. Mặc dù dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng, dự trữ xăng giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước. 
  • Giá vàng khởi sắc khi đồng USD suy yếu sau dữ liệu lạm phát tại Mỹ, với việc nhà đầu tư đánh giá giá tiêu dùng hạ nhiệt nhẹ. Khép phiên, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,8% lên 1.852,15 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0,7% lên 1.852,80 USD/oz. Tăng trưởng giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 4 chậm lại khi giá xăng rút khỏi mức cao kỷ lục, cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh, mặc dù lạm phát có thể tăng nóng trong một thời gian và khiến Fed nâng lãi suất để hạ nhiệt nhu cầu. Giúp vàng khởi sắc, chỉ số đồng USD, vốn ban đầu được củng cố dựa trên dữ liệu CPI, đã giảm 0,3%. Tai Wong, một trader kim loại độc lập tại New York nhận định: “Fed sẽ không trở nên ‘diều hâu’ hơn với báo cáo này, nhưng chắc chắn cũng không giảm bớt”. Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, chia sẻ: “Nhìn chung, vàng không phải là một kênh đầu tư tồi. Nó đang dao động trong phạm vi khá chặt chẽ, tôi muốn nắm giữ vàng hơn là Nasdaq Composite hoặc Bitcoin”. 
Bản tin phái sinh 12/05/2022 - Tiếp đà phục hồi

Báo cáo khác

Xem thêm
01/01/0001
01/01/0001
01/01/0001
01/01/0001
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang