Quay lại

Ngày đăng: 21/03/2016

Thị trường tiếp tục duy trì tín xu hướng tăng điểm với tín hiệu giao dịch khá tích cực với trên cả hai sàn khi VN-INDEX kết thúc tuần tăng 2,1% dừng ở ngưỡng 566.1 điểm, trong đó HNX-INDEX cũng tăng nhẹ 1,6% dừng ở mức 79.1 điểm. Đáng chú ý, thanh khoản tiếp tục cải thiện và duy trì xu hướng tăng 18% trên HSX và 37% trên HNX cho thấy dòng tiền có xu hướng tăng cường giao dịch trở lại khá tốt sau 2 tuần giao dịch đầu năm mới. 
Tín hiệu giao dịch tích cực của thị trường tuần này tiếp tục được củng cố bởi đà hồi phục tích cực của thị trường chứng khoán Thế giới và đà hồi phục của giá dầu thô (WTI). Trong đó, cả 3 chỉ số chính trên TTCK Mỹ đều có mức tăng trên 1% cụ thể: Dow Jones(1,5%), Nasdaq(1,9%), S&P500(1,58%) nhờ tín hiệu hồi phục của cổ phiếu năng lượng cùng với đà hồi phục của giá dầu WTI tăng +2,6% trong tuần qua khi kết thúc tuần dừng ở mức 32.78$/thùng. Dự đoán về việc FED sẽ không tăng lãi suất trong tháng 3 cùng với việc 4 nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt gồm Nga, Arab Saudi, Venezuela và Qatar sẽ đóng băng sản lượng, và tìm kiếm sự thỏa thuận nhằm ổn định thị trường là những thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường dầu tuần này. Thêm vào đó, thông tin kinh tế Mỹ trong tuần cũng cho thấy tín hiệu lạc quan hơn khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết, GDP điều chỉnh của Mỹ trong quý IV/2015 tăng 1%, cao hơn so với 0,7% số liệu sơ bộ trong khi chi tiêu dùng trong tháng 1/2016 tăng 0,5%, cao hơn so với dự đoán tăng 0,3%.
Về xu hướng thị trường trong tuần qua, nhóm cổ phiếu Ngân hàng(BID, CTG, VCB…), Bảo hiểm(BIC, PVI, BVH…), Chứng khoán(SSI, HCM, BVS…) là nhóm cổ phiếu bứt phá và dẫn dắt xu hướng dòng tiền vào thị trường. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu Dược phẩm(DHG, DMC…), Thép(HPG, HSG…) và một số nhóm cổ phiếu cơ bản như LIX, SKG, CTD, KSB tiếp tục duy trì mức tăng khá tốt trong khi Dầu khí(GAS, PVD…), Bất động sản(VIC, DXG…) có xu hướng điều chỉnh trở lại dưới áp lực bán chốt lời khi chỉ số tiệm cận vùng kháng cự mạnh 565-570 điểm. Dòng tiền vào thị trường có xu hướng xoay vòng lần lượt qua các nhóm cổ phiếu thay nhau tăng giá tuy nhiên mức độ duy trì không kéo dài. Ngược lại, một số cổ phiếu đầu cơ giá thấp có mức tăng giá khá ấn tượng như BGM(22.73%), VNH(+33%), GTT(20%), KSK(41%), SPI(35,7%)…cho thấy dòng tiền đầu cơ tiếp tục xoay vòng tìm lợi nhuận khi thị trường có tín hiệu điều chỉnh.
Về xu hướng khối ngoại, tuần qua NDTNN có tín hiệu trở lại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp với giá trị ròng cả tuần trên HSX đạt 134 tỷ đồng cho thấy tín hiệu khá tích cực trở lại sau thời gian bán ròng kéo dài. Tuy nhiên, tháng 3 là thời kỳ review danh mục của hai quỹ ETF hoạt động tại Việt Nam, trong đó dự báo quỹ VNM ETF sẽ thêm SBT và loại PPC. Đối với FTSE Việt Nam, khả năng các cổ phiếu ASM, PGD, HHS sẽ được lựa chọn vào rổ trong kỳ review lần này do đáp ứng đủ tiêu chí thanh khoản, vốn hóa. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ngoài những cổ phiếu dự kiến được thêm vào và tăng tỷ trọng như KDC, NT2, DPM, SSI…thì phần lớn các cổ phiếu vốn hóa lớn trong danh mục lần này bị giảm khá mạnh tỷ trọng như VIC, MSN, HPG, VCB, STB…do đó khả năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số và tâm lý thị trường.
Về kỹ thuật, thị trường đang đối mặt với vùng kháng cự khá mạnh 565-575 điểm do đó khả năng thị trường sẽ gặp các nhịp điều chỉnh rung lắc khi áp lực bán tại các vùng chốt lời gia tăng cùng với hoạt động cơ cấu danh mục của ETF. Rất có thể VN-INDEX sẽ kiểm nghiệm lại hỗ trợ ngắn hạn tại cận dưới 560+/-. Về cơ bản, ngắn hạn xu hướng tăng điểm vẫn tiếp tục duy trì, tuy nhiên để vượt lên vùng kháng cự cao hơn 575 khả năng thị trường sẽ cần một vùng dao động tích lũy khoảng 1-2 tuần tạo lập mặt bằng giá. Tháng 3 cũng là thời điểm DHCD và công bố kế hoạch chia cổ tức bằng tiền cũng như hé lộ KQKD Q1 của nhiều doanh nghiệp niêm yết. Do đó, điểm số thị trường có thể không tăng nhiều nhưng vẫn sẽ có cổ phiếu tăng mạnh hơn xu hướng chung.     
Về danh mục, trong bổi cảnh thị trường phân hóa và chọn lọc, chúng tôi vẫn khuyến nhị NDT nên tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu có tính cơ bản, duy trì được tốc độ tăng trưởng, thị phần, EPS cao, tài chính lành mạnh. Đối với cổ phiếu EPS cao được hưởng lợi từ giá dầu như BMP, PLC, SKG, LIX…vẫn là nhóm xem xét mua và giữ cho trung hạn. Cổ phiếu hàng tiêu dùng như VNM, MGW, EVE hay tính phòng thủ như dược: DMC, PMC, DHG… phù hợp với khách hàng dầu tư giá trị. Đối với cổ phiếu hóa chất cơ bản tốt như LAS, LIX, NET, DGC, KSB… có thể tiếp tục nắm giữ hoặc tăng tỷ trọng. Đối với các mã này, nếu NĐT có thể tiếp tục mua gom nếu có giá thấp cho một chu kỳ dài hơi hơn trong trung hạn.
Chiến lược ngắn hạn: Xem xét chốt lời đối với cổ phiếu đã có lãi, tuy nhiên nên nắm giữ tiếp với những cổ phiếu dự kiến có KQKD sẽ tiếp tục tốt trong Q1 hoặc có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt. Với khách hàng còn nhiều cổ phiếu xem xét tái cơ cấu lại danh mục, lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành, duy trì được vị thế và tốc độ tăng trưởng tốt, EPS cao, cổ tức tốt ưu tiên hơn. Vì thị trường mới chỉ ở trong nhịp phục hồi của một xu hướng giảm, nên chúng tôi khuyến nghị NĐT nên tập trung vào các cổ phiếu đã hình thành xu hướng tích lũy và bắt đầu tăng giá theo nhịp tăng của thị trường, chứ không phải tập trung vào các cổ phiếu vẫn trong trend giảm hoặc chưa kết thúc nhịp điều chỉnh.
Danh mục tham khảo
- Ngân hàng và bảo hiểm: VCB, MBB, BVH, PVI…
- Bất động sản/Hạ tầng khu công nghiệp: VIC, LCG, DXG, SJS, SCR,  LHG, ITA, KBC, HUT…
- Dệt may: TNG, TCM…
- Xây dựng,Vật liệu xây dựng: CTD, CVT, HSG…
- Hàng tiêu dùng: VNM, MWG, MSN
- Dược: DMC, DHG, PMC…
- Cảng biển: DVP, VSC,
- Nhựa/Hóa chất: BMP, NTP, DPM, LAS, DGC…
- Hưởng lợi từ giá dầu giảm: PLC, SKG…
- Một số cổ phiếu cơ bản tốt: FPT, VCS, SSI...

© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang