Quay lại

Ngày đăng: 25/10/2016

Diễn biến TT quốc tế:

-  Cổ phiếu Microsoft kích Phố Wall có tuần giao dịch khởi sắc. Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 0,04% dừng ở mức 18,145.71 điểm, S&P 500 tăng nhẹ 0,38% dừng ở mức 2,141.16 điểm và Nasdaq tăng 0,83% dừng ở mức 5,257.40 điểm. Dow Jones và S&P 500 gần như đi ngang trong khi Nasdaq lại tăng điểm trở lại vào ngày thứ Sáu khi đà tăng lên mức kỷ lục của Microsoft và báo cáo lợi nhuận từ McDonald’s đã bù đắp đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu năng lượng và y tế.
-  Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục và chương trình nới lỏng định lượng (QE) sau cuộc họp diễn ra ngày hôm nay (20/10). Theo đó, hội đồng điều hành ECB đã nhất trí không thay đổi lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, cũng như lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức âm 0,4%. Đồng thời, giữ nguyên chương trình nới lỏng định lượng, với việc sẽ tiếp tục bơm 80 tỷ EUR vào nền kinh tế mỗi tháng thông qua việc mua trái phiếu từ các ngân hàng và doanh nghiệp. ECB cũng quyết định nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung Châu Âu trong năm 2016 lên 1,7%, so với dự báo 1,6% trong cuộc họp diễn ra đầu tháng 09. Tuy nhiên, ECB cũng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế 2 năm liên tiếp 2017 và 2018 của EU từ 1,7% xuống 1,6% cho mỗi năm.
-  Giá Dầu thế giới duy trì đà tăng trong 5 tuần liên tiếp trở lại đây. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12 trên sàn Nymex cộng 22 xu (tương ứng 0,14%) lên 50,85 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, hợp đồng này đã tăng 1%. Trong ngày thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ tăng 11 giàn lên 443 giàn trong tuần này, qua đó đánh dấu 8 tuần leo dốc liên tiếp.

- Bầu cử Tổng thống Mỹ và Fed giúp vàng tăng giá 2 tuần liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao tháng 12 tiến 20 xu lên 1,267.70 USD/oz. Vào giữa tuần này, giá vàng đã tiến sát mức 1,269 USD/oz, mức cao nhất trong 2 tuần. Tính chung cả tuần qua, hợp đồng vàng đã tăng 1%.

Diễn biến thị trường trong nước
Sự suy yếu của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là nguyên nhân chính kéo sắc đỏ trở lại với các chỉ số thị trường. Tâm lý thận trọng dâng cao cũng khiến giao dịch thị trường mất đi sự tích cực. Tuy vậy, diễn biến thị trường không quá bi quan khi dòng tiền đang có sự chuyển hướng sang các nhóm cổ phiếu có KQKD quý 3/2016 tích cực được công bố trong tuần qua.
Các chỉ số thị trường đồng loạt giảm điểm trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần giảm 0,32% xuống mức 684,83 điểm, trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm mạnh 1,46% xuống mức 84,20 điểm. Thanh khoản thị trường trên hai sàn diễn biến trái chiều. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 109,5 triệu đơn vị/phiên giảm 9,64% so với tuần giao dịch trước, sàn HNX đạt hơn 43,9 triệu cổ phiếu/phiên tăng mạnh 13,31%.
Dưới góc nhìn từ phân tích kỹ thuật, trong hai tuần trở lại đây chỉ số VN-INDEX diễn biến dao dịch khá giằng co và đang hình thành xu hướng đi ngang với kháng cự phía trên tại vùng 690+/- điểm và vùng hỗ trợ tại cận dưới là 675-680 điểm.
Mặc dù ngắn hạn VN-INDEX vẫn đang dao động phía trên MA20 ngày nhưng các tín hiệu về kỹ thuật đang cho thấy dao động đang co hẹp và yếu dần khi dải Boillinger Band đang có tín hiệu thắt lại, RSI và MACD đều đang giảm cho thấy động lực tăng có vẻ suy yếu…
Vì vậy tín hiệu breakout có thể diễn ra có thể theo hai hướng, một là vượt trở lại 690 điểm với tín hiệu tích cực về giao dịch, hai là giảm xuống dưới và phá vỡ đường kênh tương ứng vùng 670 điểm.
Chart: http://banggia.mbs.com.vn/test/ta/x/26332722 
Nhìn từ xu hướng dòng tiền và phân lớp cổ phiếu chúng tôi nhận thấy dòng tiền đã có xu hướng rút ra khỏi nhóm Midcap và penny khá rõ và chưa có xu hướng trở lại. Trong đó, dòng tiền lớn vẫn đang tập trung duy trì tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chính là yếu tố giúp chỉ số không biến động tăng giảm nhiều.
Bên cạnh đó, việc VNM tăng trở lại trong tuần qua sau cùng với đà tăng mạnh của ROS và TCH ngày càng tác động lớn đến chỉ số chung VN-Index. Tiêu biểu như phiên cuối tuần, đà tăng của 2 mã này chiếm hơn 1 điểm tăng so với mức tăng chỉ có 1,77 điểm của VN-Index. Trong tuần qua, ROS và TCH lần lượt tăng đến 21% và 39%. Nhưng trong đó nhiều cổ phiếu trụ cột đã xuất hiện tín hiệu điều chỉnh giá khá rõ nét và đang hình thành xu hướng giảm là yếu tố đáng để thận trọng trong giai đoạn hiện tại.
Chi tiết hơn, theo dõi diễn biến giá của các cổ phiếu lớn như VIC, VCB, BVH, MSN, GAS…hầu hết đều đã tạo đỉnh ngắn hạn và đang trong trạng thái sideway đi xuống với đường giá giảm xuyên qua MA20 ngày. Điều này sẽ khiến thị trường khó trở lại trạng thái tăng điểm khi cổ phiếu trụ cột suy yếu và thiếu nhóm trụ cột dẫn dắt.
-       Đối với cổ phiếu thuộc nhóm hàng tiêu dùng như VNM, KDC, MWG, VOC vẫn còn duy trì được xu hướng hoặc đà tăng nhẹ trong 2 tuần gần đây, riêng FPT sau khi đạt đỉnh vùng giá 48 tiếp tục suy giảm khá rõ nét.
-       Nhóm cổ phiếu ngân hàng khá phân hóa và hưởng lợi từ thông tin đồn đoán hạ tỷ lệ DTBB trong tuần qua với diễn biến tăng tại ACB, SHB, BID và giảm tại MBB, VCB, CTG… Riêng trường hợp của SHB tuần vừa qua đã tăng 9,8% sau khi có thông tin chị gái Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 20 triệu cp, tương đương 2,5% vốn điều lệ.
-       Cổ phiếu thép dẫn đầu là HPG và HSG sau khi trải qua giai đoạn điều chỉnh đã chững lại tích lũy và có tín hiệu phục hồi nhẹ nhờ KQKD tiếp tục báo cáo khả quan.
-       Cổ phiếu dầu khí (GAS, PVD…) có tín hiệu chững lại và sideway điều chỉnh trong tuần qua nhưng vẫn khá tích cực nhờ sự phục hồi của giá dầu(WTI) đang có tín hiệu hồi phục trở lại trên 50$/thùng.
-       Nhóm cổ phiếu Xây dựng dẫn đầu gồm CTD và HBC xuất hiện tín hiệu suy giảm khá mạnh và bắt đầu rơi vào xu hướng giá xuống(downtrend).
-       Cổ phiếu nhóm ngành Săm lốp (CSM, DRC) tiếp tục trong trạng thái suy giảm mạnh trong tuần vừa qua
-       Nhóm cổ phiếu Bất động sản(SJS, VIC, TDH, DXG…) nhìn chung tiếp tục xu hướng giảm tại hầu hết các cổ phiếu. Riêng nhóm BDS khu công nghiệp và hạ tầng có diễn biến giá vẫn khá tích cực trong tuần qua như KBC, ITA, UIC…
-       Riêng nhóm ngành Ô tô(TMT, HTL, HHS) và Dệt may(TNG, TCM…) trong suốt thời gian gần đây có diễn biến giá suy giảm mạnh và KQKD của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành này đều kém hơn cùng kỳ.
 
Về cơ bản, chúng tôi nhận thấy thị trường đang ở vùng đỉnh cao nhất sau một uptrend kéo dài trong 10 tháng qua do đó đây là vùng tương đổi rủi ro trong ngắn hạn. Tín hiệu điều chỉnh giảm sớm và rõ nét ở nhiều các nhóm cổ phiếu và tâm lý thị trường nhìn chung cũng thận trọng nhất là khi sắp tới xuất hiện các yếu tố mới như:
- Việc bầu cử tại Mỹ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11. Việc Trump hay Hilary lên cầm quyền đều sẽ tạo thay đổi đối với môi trường chính trị và thương mại toàn cầu. Trong đó một điểm đáng chú ý là cả 2 ứng cử viên đều không ủng hộ TPP và các hiệp định thương mại vì cho rằng ảnh hưởng đến quyền lợi của nước Mỹ. Do đó, việc TPP không thành công sẽ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu vốn đã suy giảm trong những năm gần đây.  Khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam cũng có lý do để bất an bởi mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là rất chặt chẽ. Nếu TPP không được thông qua. Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ sẽ bị giảm & mất đơn hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Ngoài ra, cả hai ứng cử viên đều có các quan điểm khá giống nhau về việc can thiệp đến tỷ giá, đồng USD và vàng sẽ biến động mạnh nếu 1 trong hai người lên nắm quyền. Gần đây diễn biến của đồng USD đang tăng mạnh trở lại phần nào phản ứng trước sự kiện này. Việc biến động tỷ giá mạnh về cuối năm có thể là một trong những rủi ro với TTCK trong ngắn hạn.
- Dòng vốn ngắn hạn đang có tín hiệu rút khỏi các thị trường mới nổi. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 103,63 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với 93,63 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với 9,27 tỷ đồng Tại Việt Nam, giao dịch quỹ đầu tư công bố trong tuần từ 10-14/10/2016 nổi bật với những thương vụ thoái vốn của nhóm Deutsche Bank AG tại hàng loạt các CP lớn như HSG, TDH, GTN, AAA... Chưa kể tháng 12 khả năng sẽ tăng lãi suất và biến động chính trị tại Mỹ cũng có thể làm chính sách điều hành lãi suất của Fed thay đổi. Do đó, dòng vốn ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục bị rút khỏi các thị trường này trong nửa cuối tháng 10 và tháng 11 qua đó có thể tác động tới thị trường.
- Việc margin đang đạt đỉnh cao nhiều năm cùng với việc thị trường tạo vùng điểm cao mới cũng là một yếu tố đáng để thận trọng. Trong đó, việc tăng trưởng tín dụng nhanh nửa đầu năm cũng là yếu tố hỗ trợ dòng vốn vào TTCK. Tuy nhiên, việc TT36 chính thức áp dụng vào đầu 2017 và việc các NH sẽ thực hiện thu bớt vốn về nhằm đảm bảo theo quy định của TT36 có thể sẽ tác động phần nào đến TT chung.
 
Chiến lươc đầu tư:
Thị trường đang xuất hiện các tín hiệu cảnh báo sớm cho thấy rủi ro đang tăng dần, dao động của chỉ số VN-INDEX giằng co mạnh và tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong tuần qua. Các nhóm cổ phiếu lớn suy yếu và đang trong xu thế giảm.
Do đó Chiến lược giao dịch trong tuần tới NDT nên xem xét giảm dần tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục để hạn chế rủi ro giảm bất ngờ của thị trường. Duy trì trạng thái theo dõi các cổ phiếu tốt và các vùng giá mua tiềm năng khi thị trường xuất hiện cơ hội.

Danh mục tham khảo:

TRẠNG THÁI
MÃ CK
VÙNG GIÁ MUA
GIÁ MỤC TIÊU
ĐIỂM DỪNG
LN KỲ VỌNG
THỜI GIAN
Nắm giữ
FPT
40-42
48
<38
>15%
6 tháng
Nắm giữ
VNM
140-142
156
<135
>10%
6 tháng
Nắm giữ
HPG
40-42
53
<38
>25%
6 tháng
Nắm giữ
SCR
9.7-10.1
13
<9.2
>25%
6 tháng
Nắm giữ
FCN
19.5-20.5
24
<20
>15%
6 tháng
Nắm giữ
PET
11-11.5
13.5
10.5
>15%
6 tháng
Nắm giữ
PVS
19.0-19.5
23
18
>15%
6 tháng
Nắm giữ
VNS
31-34
40
<28
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang