Quay lại

Ngày đăng: 15/08/2016

Diễn biến thị trường trong nước
- Diễn biến tài chính thế giới diễn ra khá quan trọng trong tuần qua đó là Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) quyết định giữ nguyên mục tiêu lãi suất trong phạm vi từ 0.25-0.5% sau khi cuộc họp chính sách kết thúc vào ngày thứ Tư. Mặc dù thị trường lao động đã mạnh lên nhưng lạm phát còn thấp và có thể kéo dài trong ngắn hạn. Quyết định giữ nguyên lãi suất của FED diễn ra khi lo ngại về đà tăng trưởng toàn cầu ngày càng thêm sâu sắc. Trước đó Fitch Ratings cho biết đã cắt giảm dự báo về số lần nâng lãi suất trong năm nay của Fed từ 2 xuống 1 và từ 3 xuống 2 cho năm 2017.
- Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất sau khi kết thúc cuộc họp 2 ngày vào ngày thứ sáu vừa qua bất chấp áp lực nới lỏng chính sách lên chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe ngày càng tăng cao. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh hậu Brexit và đà giảm tốc tại các nền kinh tế mới nổi và sự biến động trên các thị trường. Tuy nhiên, trước đó Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ công bố chi tiết gói kích thích tài khóa 28 ngàn tỷ JPY (265 tỷ USD), tương đương 6% quy mô nền kinh tế Nhật Bản theo ước tính của Reuters, và nhiều dự báo gói tài khóa có thể được công bố trong tuần tới.
- Giá dầu WTI tuần qua tiếp tục suy giảm về mức 41,14 USD/thùng. Giá dầu WTI đã giảm 19,7% so với mức đỉnh của năm 2016 ở 51,23 USD/thùng ghi nhận hôm 8/6.Đà giảm của giá dầu bắt đầu từ hôm 27/7 sau khi số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 22/7 tăng 1,7 triệu thùng, dự trữ xăng tăng 500.000 thùng. Tính từ đầu tuần này, cả giá dầu Brent và WTI đều giảm 6% khi thừa cung xăng khiến giới đầu tư lo ngại nhu cầu dầu thô sẽ suy yếu trong những tháng tới.
- Theo số liệu công bố mới nhất thì GDP của Mỹ tăng trưởng chỉ 1,5% trong quý 2/2016, thấp hơn nhiều so với dự báo là 2,5%. Thực tế này khiến giới phân tích dự báo FED sẽ còn phải giữ lãi suất hiện nay đến hết năm 2016. Về cơ bản, dòng tiền rẻ trên toàn cầu sẽ có thêm thời gian để vận động trên các thị trường tài chính và nhóm hưởng lợi là các thị trường mới nổi tại Châu Á.  
Diễn biến thị trường trong nước
Tuần qua VN-Index có nhịp phục hồi kỹ thuật sau khi điều chỉnh giảm về sát ngưỡng hỗ trợ 640 điểm tuy nhiên chỉ số đã kiểm nghiệm chưa thành công vùng kháng cự ngắn hạn 655-660 điểm và giảm trở lại về cuối tuần.
Bên cạnh đó, KLGD trong các phiên phục hồi hồi vẫn ở trạng thái thấp hơn đáng kể so với mức bình quân 20 phiên gần nhất và biến động của khối lượng cho thấy NDT tiếp tục thận trọng. Nhìn từ đồ thị tuần KLGD vẫn đang tiếp tục suy giảm, cho thấy dòng tiền đang rút ra rõ rệt. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI, MFI tiếp tục cho tín hiệu thiếu tích cực trong ngắn hạn.
Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng khả năng thị trường sẽ tiếp tục giảm tiếp trong những phiên đầu tuần tới về các mỗc hỗ trợ mạnh kỳ vọng là 640 và 630 điểm tương đương vùng đỉnh cũ của hai năm gần nhất là 2014-2015. Về các vùng hỗ trợ này khả năng lại có hồi kỹ thuật, tuy nhiên cần quan sát kỹ khối lượng. Nếu KLGD không tăng khả năng giảm tiếp có thể diễn ra.
Nhìn từ phân lớp cổ phiếu, tuần qua nhóm cổ phiếu trụ cột của index có sự phân hóa khá rõ rệt khi nhóm cổ phiếu dầu khí (GAS, PVD…) giảm mạnh do ảnh hưởng từ giá dầu thế giới suy giảm do dư cung. Cổ phiếu MSN giảm mạnh trở lại từ mức giá 67.5 nghìn đồng/CP xuống mức 64 nghìn đồng/CP do thông tin thanh tra toàn diện tài nguyên môi trường mỏ Núi Pháo.
Mức tăng của VN-INDEX trong tuần phần lớn được hỗ trợ bởi các cổ phiếu nằm trong VN30 khác như VNM, VCB, SSI, HCM, HSG, HPG…với đà hồi phục tăng giá khá tốt trong tuần. Điều này có thể thấy rất rõ mức chênh lệch chỉ số giữa VN-INDEX và VN30 khi chỉ số VN-INDEX chịu áp lực lớn từ đà giảm của cổ phiếu dầu khí. Tuy nhiên về cuối tuần, mức giảm đồng loạt của các cổ phiếu vốn hóa lớn đã kéo chỉ số giảm điểm trở lại. Diễn biến này có thể sẽ tiếp tục tạo áp lực cho chỉ số trong tuần tới khi sự đồng pha giảm của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang diễn ra.
Chiến lược giao dịch tuần tới
Quan sát và chờ đợi cơ hội
Thị trường tiếp tục có diễn biến giằng co và suy giảm trong tuần tới khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa và suy giảm. Khả năng nhóm cổ phiếu nhóm dầu khí giảm giá do tác động tiêu cực từ giá dầu thế giới có thể tiếp tục gây áp lực lên chỉ số.
Thanh khoản có thể tiếp tục suy giảm trong tuần tới và tâm lý chung của dòng tiền có thể sẽ tiếp tục thận trọng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế mở các trạng thái mua mới, chờ đợi tín hiệu xác nhận vùng đáy chắc chắn hơn tại các mốc hỗ trợ dưới. Tiếp tục quan sát diễn biến thị trường và chờ đợi cơ hội giải ngân tỷ trọng nhỏ tại một số mã cổ phiếu có KQKD quý 2 tích cực. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục được khuyến nghị duy trì ở mức dưới 50% tổng tài sản.

 

Danh mục cổ phiếu tư vấn:
TRẠNG THÁI MÃ CK GIÁ HIỆN TẠI VÙNG GIÁ MUA GIÁ MỤC TIÊU ĐIỂM DỪNG LN KỲ VỌNG % HIỆN TẠI THỜI GIAN
Nắm giữ FPT 41 41 48 <39 >15% 0.00% 6 tháng
Nắm giữ KDC 28.9 27 30 <25 >10% 7.00% 6 tháng
Nắm giữ HPG 44.5 39 45 <35 >10% 14.10% 6 tháng
Nắm giữ BHS 18.5 18.6 21 <19.5 >10% -0.50% 6 tháng
Nắm giữ BCE 7.1 6.5 10.5 <6.5 >50 9.20% 6 tháng
Nắm giữ NT2 35.1 30-32 40 <34 >25% 13.20% 6 tháng
Nắm giữ SCR 9.9 9.9 13 <9.5 >27% 0.00% 6 tháng
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang