Trên thế giới, các nền kinh tế lớn đối mặt với tăng trưởng thấp, lạm phát cao kéo giảm cầu tiêu dùng đồng thời kéo dài chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong nước, các vấn đề của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu dần bộc lộ trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư đang “lung lay”.
Với những nỗ lực của chính phủ trong việc tháo gỡ các nút thắt trên thị trường tài chính, cũng như kịp thời chuyển dịch từ chính sách tiền tệ “chặt chẽ, thận trọng” sang “linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng”, nền kinh tế đã phần nào vượt qua “những cơn gió ngược”.
Nhìn lại 2/3 chặng đường của năm 2023 đã đi qua, tổng thể những mục tiêu lớn cơ bản đạt được, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,16% so với cùng kỳ năm trước, mặt bằng lãi suất huy động đã dần quay trở về thời điểm đầu năm 2022. GDP 9 tháng đầu năm tăng 4,4%, vẫn còn cách mục tiêu đề ra khá xa, song vẫn giúp Việt Nam trở thành điểm sáng tăng trưởng của khu vực.
Trước ngưỡng cửa 2024, nền kinh tế mặc dù còn vẫn đang vận hành chậm chạp song nhiều tín hiệu khả quan đã xuất hiện. Sản xuất dần phục hồi khi chỉ số PMI tháng 8 của Việt Nam quay trở lại mức trên 50 điểm sau 6 tháng, đà giảm của xuất khẩu thu hẹp lại từ tháng 9. Nhờ du lịch quốc tế vẫn đang hồi phục, ngành dịch vụ trong nước tiếp tục bù đắp cho những khó khăn thương mại.
Tuy nhiên, những thách thức mới vẫn còn đó, tỷ giá đang có đà tăng hơn 3% so với đầu năm trước áp lực mạnh lên của đồng USD, lạm phát có xu hướng quay trở lại khi giá dầu được dự báo tăng lên mức 100USD đầu năm 2024. Nợ xấu tăng cao do khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu; thu ngân sách Nhà nước sau 2 năm tăng khá bắt đầu suy giảm làm hạn chế dư địa của chính sách tài khóa. Vậy đâu sẽ là những động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế trong năm Rồng ?
Trong bối cảnh các nhà đầu tư thế giới đang lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc cũng như sự phân kỳ ngày càng lớn giữa chính sách tiền tệ của Mỹ và các NHTW châu Á, các chỉ số chứng khoán thế giới đều ghi nhận sự giảm điểm nhẹ thì diễn biến của TTCK Việt Nam với mức tăng gần 10% từ đầu năm là tương đối khả quan.
Tuy nhiên, dưới những lo ngại đang lớn dần về tỷ giá, chỉ số VNindex đã không thể chinh phục thành công ngưỡng 1250 điểm, mà đang “loay hoay” tìm điểm cân bằng ở vùng 1150. Liệu VNindex có tích cực hơn trong những tháng cuối năm 2023 và “thăng hoa” trong năm Giáp Thìn?
Để đi tìm động lực tăng trưởng của nền kinh tế cũng như định vị các cơ hội trước thềm năm 2024, CTCP Chứng khoán MB tổ chức Hội thảo MBS Talk 23 với chủ đề “Định vị chiến lược đầu tư trước ngưỡng cửa năm Rồng”. Hội thảo sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, các chuyên gia đầu tư và quản lý tài sản hàng đầu trên thị trường:
- Ông Phạm Thế Anh – Chuyên gia Kinh tế - PGS-TS – Trưởng khoa Kinh tế học – ĐH Kinh tế Quốc Dân;
- Ông Đỗ Hiệp Hòa, CFA – Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ MB Capital;
- Bà Trần Thị Khánh Hiền – Giám đốc Khối Nghiên cứu MBS;
- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu – Khối Nghiên cứu MBS.
Tại hội thảo, các chuyên gia sẽ chia sẻ góc nhìn khách quan và đa chiều về triển vọng vĩ mô và chuyển động thị trường tài chính, từ đó nhà đầu tư có thể nhận diện cơ hội và rủi ro, rút ra các kinh nghiệm quý báu và định hướng cho chiến lược đầu tư phù hợp.
- Thời gian: 15:00 Thứ Tư ngày 04/10/2023
- Địa điểm: HỘI TRƯỜNG EMERALD - Tầng 6 - Khách sạn LOTTE Hà Nội - 54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
- ĐĂNG KÝ THAM GIA TRỰC TIẾP qua Broker chăm sóc hoặc liên hệ số Hotline 19009088
- Sự kiện được phát sóng trực tiếp qua Fanpage và Youtube Chứng khoán MB