Quay lại

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ với DĐDN về việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Công điện gửi Tổng cục QLTT, Cục QLTT các tỉnh, TP triển khai đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá bảo đảm cung cầu hàng hoá, ổn định thị trường và an sinh xã hội.

- Ông đánh giá như thế nào về yêu cầu này của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên?

Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương xuất phát từ Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. 

Theo tôi đây là chủ trương rất kịp thời và đúng đắn, nhằm giải quyết bài toán lợi ích chung của xã hội và bài toán riêng của từng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chỉ thị của Bộ Công Thương nêu rất rõ, đó là phải kiểm soát giá, niêm yết giá, không lợi dụng thời cơ này để bán trội giá. Đặc biệt, những đơn vị bị tác động từ giá xăng, dầu tăng cao đã điều chỉnh giá bây giờ phải giảm theo tiến độ giá.

Ví dụ, giao thông vận tải là ngành có ảnh hưởng và tác động gián tiếp đến giá hàng hoá, vì xăng dầu chiếm 30% đến 35% trong vận tải. Cho nên, ngành này phải trở thành “đầu tàu” giảm giá sớm, kê khai giá nhanh, nếu để độ trễ quá lâu thì rất khó chấp nhận.

Còn đối với các loại hàng hoá khác, qua quan sát trên thị trường trong vòng 10 ngày qua cho thấy cũng đã thấy dầu ăn, đường, thịt… giảm giá. Nhưng giảm có tương xứng hay không thì lại là câu chuyện khác.

- Ông có thể phân tích cụ thể hơn về câu chuyện giảm giá tương xứng?

Vấn đề này Quản lý thị trường phải kiểm tra, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau.

Thứ nhất, không “đổ đồng” vấn đề giảm giá hàng loạt. Đơn cử, mặt hàng thịt lợn, 5 tháng trước đây nông dân cũng bị lỗ hoặc hoà vốn. Nhưng hiện nay giá lợn hơi tăng khoảng 68.000 -70.000 đồng/kg.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, với giá này người chăn nuôi đã có lãi. Nếu không phải qua khâu trung gian và bán lẻ mà đến thẳng tay người tiêu dùng thì giá đó là hợp lý.

Do đó, tôi đề nghị khi nào giá lợn hơi tăng lên 75.000-80.000 đồng/kg thì phải có biện pháp kiểm soát giá, kê khai giá. Thịt lợn là mặt hàng rất quan trọng trong quốc kế dân sinh. Còn trường hợp này có thể “dừng lại” quan sát để cho sản xuất, chăn nuôi phát triển. Như Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói “như vậy tết mới có thịt lợn để ăn”.

Nếu không thịt lợn sẽ trở nên khan hiếm, không đủ sản lượng 28 triệu con lợn thì sẽ khó khăn về thịt lợn trong dịp tết dương lịch và âm lịch 2023.

Thứ hai, với các mặt hàng khác quản lý thị trường cần tìm đến “trọng điểm” là các nhà xuất hàng buôn, sản xuất buôn lớn và thiết yếu như dầu ăn, gạo, mì chính, lò mổ trung tâm…

Với cơ sở bán lẻ, cần tập trung vào siêu thị lớn, chợ trung tâm, chợ vùng ven và chợ nông thôn. Các siêu thị có hoá đơn, chứng từ hạch toán, niêm yêt giá rất rõ ràng và văn minh. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có giá cao nhất, như vậy cần xem xét giá như vậy có hợp lý hay không?

Ví dụ, 1kg thịt trong siêu thị “chênh” với chợ trung tâm 30.000 - 40.000 đồng, thậm chí 50.000 đồng. Tôi xin nêu một mặt hàng chính là thịt rọi, có những siêu thị bán 210.000 đồng - 225.000 đồng/kg. Trong khi, chợ trung tâm cao nhất chỉ 180.000 đồng.

Và nói như Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Con lợn đi từ trang trại cho đến bàn ăn của mỗi gia đình đã tăng 70%”. Do đó, cần kiểm tra khâu trung gian và bán lẻ xem họ có đang hưởng chiết khấu cao hay không? Nếu trên 30% là có vấn đề.

Others

View More
© Copyrights 2000 - 2021 MBS, a member of MB Group
Về đầu trang