Quay lại

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023. Trong đó, bốn cái tên được thị trường quan tâm nhất gồm Tập đoàn Hòa Bình, Coteccons, Ricons và Vinaconex - đây đều là 4 doanh nghiệp dẫn đầu trong hai liên doanh tham gia gói thầu 5.10 xây dựng sân bay Long Thành với giá trị đầu tư 35.233 tỷ đồng. 

Trong đó, Tập đoàn Hòa Bình và Coteccons là hai doanh nghiệp nằm trong liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu. Thông tin nhà thầu trúng thầu gói thầu này dự kiến sẽ được công bố vào ngày 12/8 tới.

HÒA BÌNH BÁN VẬT TƯ TÀI SẢN LẤY LÃI

Hòa Bình nằm trong liên danh Hoa Lư gồm cả Coteccons. Báo cáo tài chính quý 2/2023 của Tập đoàn Hòa Bình ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.297 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. giá vốn hàng bán cũng giảm theo, nhờ đó HBC báo lãi gộp 423 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp của Hòa Bình tăng vọt gấp 3 lần từ năm ngoái lên 436 tỷ đồng năm nay chủ yếu do hoàn nhập trích lập dự phòng nợ phải khu khó đòi lên 317 tỷ đồng; lỗ từ các công ty liên kết lên tới 47 tỷ đồng, do đó, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 68 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ thanh lý tài sản cố định, vật tư giúp cho khoản thu nhập khác ghi nhận 659 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, Tập đoàn Hòa Bình vẫn báo lãi tăng 12 lần so với quý 2 năm ngoái, đạt 546 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp báo lãi 101 tỷ đồng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

HBC báo lãi nhờ thanh lý tài sản. 
HBC báo lãi nhờ thanh lý tài sản. 

Như vậy, sau nửa đầu năm công ty đã thực hiện gần 82% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Năm 2023, Hòa Bình đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến kỳ này vẫn âm 2.020 tỷ đồng.

Tổng cộng nguồn vốn của HBC giảm so với đầu năm còn 14.701 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả giảm từ 14.375 tỷ đồng xuống còn 13.407 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 1.294 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 11 lần.

Trong cơ cấu nợ, phải trả người bán ngắn hạn giảm 455 tỷ còn 4.283 tỷ đồng, vay nợ ngắn hạn giảm 668 tỷ đồng xuống còn 4.436 tỷ đồng và vay nợ dài hạn giảm 285 tỷ đồng. Ở bảng lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền kinh doanh của công ty đã dương trở lại ở mức 844 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm hơn 1.050 tỷ đồng chủ yếu nhờ ghi nhận tăng các khoản phải trả từ 553 tỷ đồng năm ngoái lên 1.244 tỷ đồng năm nay, tức đây là những khoản phải thanh toán nhưng HBC chưa trả nên dòng tiền vẫn còn đó.

Đồ họa: T.M. 
Đồ họa: T.M. 

COTECCONS MẠNH TAY CẮT GIẢM CHI PHÍ NHÂN VIÊN, DỰ PHÒNG NỢ KHÓ ĐÒI

Coteccons đứng đầu liên danh Hoa Lư trong đó có cả Hòa Bình. Không giống với Hòa Bình là bán vật tư, CTD kiếm lãi trong quý 2/2023 bằng cách cắt giảm chi phí nhân viên, giảm dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Theo đó, trong kỳ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTD ghi nhận tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái đạt 3.620 tỷ đồng, giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn dẫn tới Coteccons báo lãi giảm từ 215 tỷ đồng năm ngoái xuống còn 101 tỷ đồng quý 2 năm nay. Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh trong khi chi phí lãi vay tăng; chi phí bán hàng tăng. Tuy nhiên, nhờ chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh từ 360 tỷ đồng xuống còn 120 tỷ đồng, CTD bất ngờ báo lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 38,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 45,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 225%

Cụ thể, trong chi phí quản lý doanh nghiệp, dự phòng nợ phải thu khó đòi giảm 76% xuống còn 61 tỷ đồng, chi phí nhân viên giảm 74% xuống còn 20 tỷ đồng.

CTD mạnh tay cắt giảm chi phí nhân viên và dự phòng nợ khó đòi. 
CTD mạnh tay cắt giảm chi phí nhân viên và dự phòng nợ khó đòi. 

Lũy kế 6 tháng, Coteccons đạt gần 6.750 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 30% so cùng kỳ. Lãi sau thuế hơn 52 tỷ đồng, gấp gần 10 lần cùng kỳ. Năm 2023, Coteccons đặt kế hoạch doanh thu 16.249 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với 2022 và lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 233 tỷ đồng, gấp hơn 11 lần cùng kỳ. Như vậy, sau nửa đầu năm công ty đã thực hiện được 41,5% kế hoạch doanh thu và 22,3% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tổng cộng nguồn vốn của CTD tính đến ngày 30/6 là 21.374 tỷ đồng tăng 2.407 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tổng nợ phải trả 13.103 tỷ đồng tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, phần tăng nhiều nhất là khoản người mua trả trước, tăng 809 tỷ đồng lên 2.929 tỷ đồng chủ yếu từ khoản trả trước của Lego; phải trả người bán khác cũng tăng đột biến lên 1.435 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 144 tỷ đồng lên 697 tỷ; vay nợ dài hạn giảm 26 tỷ đồng còn gần 498 tỷ đồng. Nợ phải trả gấp 1,5 lần vốn chủ sở hữu.

Đồ họa: T.M. 
Đồ họa: T.M. 

Ở bảng lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền kinh doanh của công ty dương 921 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 1.298 tỷ đồng cũng chủ yếu tăng các khoản phải trả từ 204 tỷ đồng lên 2.228 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2023.

Muôn kiểu
 

Others

View More
© Copyrights 2000 - 2021 MBS, a member of MB Group
Về đầu trang