Quay lại

Theo đó, lợi thế này đến từ năng lực phục vụ tới khả năng mở rộng công suất vượt trội của Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn (mã chứng khoán: SCS).

Trước đó, Bộ Y tế thông tin, hiện Việt Nam đang đàm phán mua vaccine COVID-19 của một số nước như Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Dự kiến, lộ trình nhập khẩu các loại vaccine này được thực hiện từ quý I-IV năm 2021, và vận chuyển bằng đường hàng không. 

Như vậy, tổng sản lượng hàng hóa thông quan tại các cảng hàng không của Việt Nam sẽ được bổ sung bởi loại hàng hóa này trong năm 2021 và có thể nhiều năm tới.

Trong khi đó, Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn là một trong hai nhà ga hàng không tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine của Việt Nam, chịu trách nhiệm cho khu vực phía Nam với 36% dân số cả nước. Bên cạnh đó là Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS). 

Tuy nhiên, do yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt của vaccine COVID-19, đặc biệt là về nhiệt độ, triển vọng đối với mỗi công ty là khác nhau, phụ thuộc vào công nghệ và công suất của kho lạnh các bên. 

Về phía Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn có công suất kho lạnh cao và dải nhiệt độ rộng. Bên cạnh đó, thiết bị và công nghệ của công ty này được thiết kế và chế tạo sau, hiện đại hơn so với Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất.

Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn sở hữu kho hàng lạnh với 5 dải nhiệt độ. Nhà ga hàng hóa có khu vực sàn nâng giúp tiết kiệm thời gian tiếp nhận/trả hàng hóa.

Cùng với đó là hệ thống băng chuyền tự động từ khu vực soi chiếu đến khu vực sân đỗ máy bay giúp rút ngắn thời gian phục vụ hàng hóa, hạn chế các hư hỏng có thể xảy ra. 

Để lưu trữ và bảo quản mặt hàng dược phẩm, Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn đã đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) sau khi nhận được chứng chỉ CEIV Pharma của IATA.

Đặc biệt, tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Dịch vụ hàng không Sài Gòn sở hữu nhà ga hàng hóa lớn nhất, chiếm 48% thị phần trong năm 2019; đồng thời là là đơn vị duy nhất có khả năng mở rộng 75% công suất nhà ga hàng hóa tại đây. 

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn có thể tận dụng lợi thế tăng trưởng trên khi gia nhập chuỗi cung ứng vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, công ty này cũng phải tính đến rủi ro tăng giá bao gồm sản lượng hàng hóa quốc tế cao hơn dự kiến đến từ chuỗi cung ứng vaccine COVID-19; cũng như rủi ro giảm giá bao gồm bất ổn từ đại dịch cản trở lưu thông hàng hóa quốc tế. 

Thực tế, sau khi sản lượng hàng hóa trong Quý II-III/2020 tăng trưởng âm do dịch COVID-19, sản lượng hàng hóa của Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn trong Quý IV/2020 đã trở lại đà tăng trưởng dương, nhờ sản lượng hàng hóa trong nước và quốc tế phục hồi.

Theo số liệu ghi được của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), sản lượng hàng hóa nội địa tăng 26,3% so với cùng kỳ, và sản lượng hàng hóa quốc tế tăng 1,7% so với cùng kỳ.

Bên cạnh động lực tăng trưởng mới khi gia nhập chuỗi cung ứng vaccine COVID-19, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn đang được hỗ trợ từ việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do trên thế giới, như: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); cùng dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giúp gia tăng sản xuất trong tương lai.

Hiệp hội IATA dự báo, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam có thể tăng trưởng trung bình 12%/năm trong giai đoạn 2020-2030; trong đó Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là trung tâm vận chuyển hàng hóa lớn. Riêng năm 2019, sây bay này chiếm khoảng 46,3% tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không Việt Nam năm 2019. 

Về hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn ghi nhận doanh thu thuần quý III/2020 tăng 16% so với quý trước đó lên 167 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế tăng 15% đạt 115 tỷ đồng. 

Luỹ kế 9 tháng năm 2020, doanh thu thuần đạt 495,4 tỷ đồng, giảm 9,7%; lợi nhuận gộp giảm 11% đạt mức 387,3 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 361,5 tỷ đồng, giảm 7,8% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Mặc dù, Dịch vụ hàng không Sài Gòn ghi nhận doanh thu sụt giảm, biên lợi nhuận gộp giảm. Tuy nhiên, nhờ khoản doanh thu hoạt động tài chính tăng từ các khoản vay dài hạn và ngắn hạn, qua đó, giúp thu hẹp mức giảm của lợi nhuận trước thuế. 9 tháng năm 2020, công ty này đã hoàn thành hơn 80% kế hoạch lợi nhuận trước thuế đề ra trước đó là 450 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu SCS đang giao dịch ở mức 134.100 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 20/1/2021), tăng 40,4% giá trị từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tháng 4/2020. Hệ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu) là 14,25./.

Others

View More
© Copyrights 2000 - 2021 MBS, a member of MB Group
Về đầu trang