Quay lại
  • Các tổ chức tín dụng được yêu cầu tiết giảm chi phí hoạt động, phấn đấu giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Sáng 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết trong bối cảnh dịch Covidd-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, chịu các tác động nghiêm trọng cả về y tế, kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng. Nước ta đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu; kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định.

Về tình hình triển khai trong các tháng đầu năm 2022, ông Thanh nhấn mạnh đến vấn đề nền kinh tế mở cửa trở lại, thực hiện chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch Covid-19. Số ca nhiễm, ca tử vong giảm sâu, dịch cơ bản được kiểm soát, khẳng định chủ trương đúng đắn trong thời gian qua.

Kinh tế - xã hội quý I tiếp tục thu được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá, GDP ước tăng 5,03% so với cùng kỳ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thu NSNN 4 tháng đạt 46,6% dự toán, tăng 15,4%. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, cao nhất cùng kỳ từ trước đến nay...

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và tài khóa. Triển khai nhanh, khẩn trương và hiệu quả Nghị quyết số 43/2022/QH15, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và 2023.

Bổ sung, điều chỉnh các giải pháp về pháp luật trong công tác phòng, chống dịch theo yêu cầu Nghị quyết 30/2021/QH15. Tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 hiệu quả cho trẻ em từ 5-12 tuổi. Nghiên cứu, hướng dẫn việc áp dụng phương pháp đánh giá cấp độ dịch theo tình hình mới.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, thời gian qua, thị trường chứng khoán đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm.

Ủy ban Kinh tế đề nghị tăng cường quản lý, giám sát đối với thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính; xử lý nghiêm, thấu đáo các sai phạm.

Đồng thời xây dựng phương án hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, tránh làm gián đoạn hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Khuyến nghị và hướng dẫn doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác xuất khẩu và đầu tư để giảm thiểu tác động tiêu cực và thích ứng tốt với các biến động kinh tế thế giới.

Các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động, phấn đấu giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, đồng hành cùng doanh nghiệp; có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Thanh nhấn mạnh việc triển khai hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, tập trung vào hoạt động hỗ trợ người lao động quay trở lại nơi làm việc, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động. Có giải pháp giảm số đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

Xây dựng giải pháp tổng thể bảo đảm nguồn cung xăng dầu; các kịch bản điều hành giá xăng dầu trong nước. Quan tâm, chỉ đạo giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh phía Bắc.

Others

View More
© Copyrights 2000 - 2021 MBS, a member of MB Group
Về đầu trang