Quay lại
  • Đồng USD tăng giá khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với khách hàng nước ngoài, qua đó kéo giảm nhu cầu.
  • Giá dầu cao và tình hình kinh tế ảm đạm kéo giảm triển vọng nhu cầu dầu mỏ trong tương lai.

Giá dầu giảm trong ngày 15/6 trong bối cảnh thị trường quan ngại về triển vọng nhu cầu dầu mỏ sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,75%.

Giá dầu Brent tương lai giao tháng 8 giảm 2,7 USD, tương đương 2,2%, xuống 118,51 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giao tháng 7 giảm 3,63 USD, tương đương 3,04%, xuống 115.31 USD/thùng. 

Mức tăng lãi suất cao nhất của Fed trong gần 3 thập kỷ giúp đẩy giá đồng USD tăng cao lên đỉnh 20 năm. Đồng USD tăng giá khiến cho dầu mỏ, vốn giao dịch chủ yếu bằng đồng tiền này, trở nên đắt đỏ hơn đối với khách hàng nước ngoài, qua đó kéo giảm nhu cầu.  

hjwvjuhnizjvhbbfq74q56m2by-2480-16553406

Fed tăng lãi suất thêm 0,75%, cao nhất gần 3 thập kỷ. Ảnh: Reuters. 

Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ tăng 100.000 thùng/ngày trong tuần trước lên 12 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 4/2020, theo dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Dữ liệu của cơ quan này cũng cho thấy trữ lượng dầu thô và dầu chưng chất tại Mỹ tăng lên, trong khi trữ lượng xăng lại giảm xuống do nhu cầu nhiên liệu trong mùa hè tăng cao. 

Người lái xe trên toàn cầu đang phải đối mặt với mức giá nhiên liệu cao kỷ lục, EIA chia sẻ. 

Trong ngày 15/6, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cam kết sớm có các biện pháp hỗ trợ và công cụ tài chính mới nhằm kiềm chế sự hỗn loạn trên thị trường, nguồn cơn làm gia tăng quan ngại về rủi ro một cuộc khủng hoảng nợ tại một số quốc gia nằm về phía Nam lục địa già. Điều này khiến không ít nhà đầu tư, mong muốn ECB có những hành động quyết liệt hơn, thất vọng. 

Ảnh hưởng tới triển vọng nhu cầu, đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất tại Trung Quốc khiến không ít người lo ngại các biện pháp phong tỏa trên diện rộng sẽ được tái áp dụng. 

Giá dầu cao và tình hình kinh tế ảm đạm cũng kéo giảm triển vọng nhu cầu dầu mỏ trong tương lai, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tuy nhiên, tâm lý lo lắng nguồn cung hạn chế giúp hạn chế đà giảm của giá dầu, giữ giá dầu ở ngưỡng xung quanh 120 USD/thùng. 

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+) càng gặp khó trong việc hiện thực hóa mục tiêu sản lượng của mình do gần đây bị ảnh hưởng bởi một cuộc xung đột chính trị, khiến sản lượng dầu của Libya sụt giảm mạnh. 

“Lý do là bởi sản lượng của OPEC trên thực tế đã thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Dự kiến, cung dầu sẽ thiết hụt khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2022”, theo Carsten Fritsch, Chuyên gia phân tích tại Commerzbank. 

Others

View More
© Copyrights 2000 - 2021 MBS, a member of MB Group
Về đầu trang