Ngày đăng: 15/08/2016
Điểm nhấn quan trọng:
- Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh mới nhờ số liệu kinh tế tích cực.
- NHTW Anh(BOE) giữ nguyên lãi suất nhưng phát tín hiệu về khả năng tung gói kích thích
- GDP Q2 của Trung Quốc tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ & tích cực hơn dự báo
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức giảm giá lần đầu tiên kể từ tháng 5 do kỳ vọng các NHTW tung gói kích thích kinh tế
- VN-INDEX xuất hiện “tín hiệu” điều chỉnh và phân phối sau khi chạm kháng cự 680 điểm, KLGD theo tuần lên mức cao nhất kể từ đỉnh tháng 7/2015.
- Dự báo: Khả năng chỉ số sẽ tiếp tục rung lắc, dao động trong biên độ rộng từ 10-15 điểm.
- Khuyến nghị: Không mua đuổi giá, giảm dần tỷ trọng danh mục, hạn chế dùng marging tỷ lệ cao và giảm hoạt động trading ngắn hạn
Kinh tế thế giới:
Tuần qua, TTCK Mỹ tiếp tục lập đỉnh mới sau báo cáo lợi nhuận tích cực của JPMorgan và số liệu kinh tế tiếp tục khởi sắc. Trong đó, chỉ số Dow Jones tăng 134,29 điểm(0,73%) lên 18.506,41 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 11,32 điểm(+0,53%) lên 2.163,75 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 28,33 điểm(+0,57%) lên 5.034,06 điểm. JPMorgan là ngân hàng có tài sản lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng của Mỹ đã công bố báo cáo Q2 cho thấy doanh thu tăng mạnh hơn dự báo trước đó giúp giá cổ phiếu tăng 1,5%. Bên cạnh đó, Doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 6/2016 tăng 0,6%, cao hơn đáng kể so với dự đoán tăng 0,1% và ghi nhận tháng tăng thứ 3 liên tiếp. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua giảm xuống mức thấp nhất 43 năm qua trong khi giá trị sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh trong tháng 6 và ở mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Về chính sách tiền tệ, Fed vẫn tiếp tục duy trì quan điểm “thận trọng và kiên nhẫn” về lộ trình nâng lãi suất trong năm nay.
Trong khi đó, BOE mặc dù bất ngờ giữ nguyên lãi suất trong phiên họp 14/7, nhưng cũng phát tín hiệu sẽ sớm tung ra gói kích thích để hỗ trợ nền kinh tế sau sự kiện Brexit. Theo báo cáo của EY Item Club dự báo, Anh sẽ rơi vào một cuộc suy thoái ngắn do ảnh hưởng của sự kiện Brexit sẽ tác động đến giá nhà đất, việc làm và chi tiêu. Dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 đạt 0.4% từ mức 2.6% và dự đoán BOE sẽ cắt giảm lãi suất về mức 0% vào cuối 2016 đễ hỗ trợ nền kinh tế.
GDP của Trung Quốc đã tăng 6,7% trong Q2 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo 6,6% theo khảo sát của Bloomberg và kỳ vọng của thị trường nhờ sự tăng trưởng của sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ nhờ chính sách nới lỏng cho vay và đầu tư tài sản cổ định. Tính theo quý, GDP Q2 đã lấy lại đà tăng trưởng trong 3 quý gần đây nhất với mức tăng 1,8% so với mức 1,2% trong Q1 và là quý tăng mạnh nhất kể từ Q3/2015. Tăng trưởng GDP Q2 đang phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ Trung Quốc đang đề ra với mục tiêu ít nhất là 6,5% cho cả năm.
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Đức kỳ hạn 10 năm đã giảm giá trong tuần qua lên mức +0.003% kể từ mức thấp nhát -0.2% do giới đầu tư kỳ vọng và dự đoán các ngân hàng trung ương sẽ cố gắng thúc đẩy nền kinh tế thế giới với nhiều gói kích thích tiền tệ và giảm bớt nhu cầu đối với các tài sản an toàn nhất.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán trải qua tuần biến động mạnh khi đã có thời điểm VN-INDEX vượt và chạm mốc cao nhất 681,8 điểm nhờ động lực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm. Tuy nhiên, áp lực bán chốt lời khá mạnh diễn ra vào cuối tuần đã khiến VN-INDEX có hai phiên điều chỉnh giảm khá kèm KLGD theo tuần đạt mức cao nhất kể từ đỉnh tháng 07/2015 báo hiệu tín hiệu phân phối đỉnh đang diễn ra.
Nhìn từ phân lớp cổ phiếu, nhóm cổ phiếu ngân hàng, tài chính & bảo hiểm dẫn dắt xu hướng bứt phá đỉnh index 680 điểm trong tuần qua mà mạnh nhất gồm VCB, BID, CTG, STB, SSI, BVH…chỉ duy trì được chưa đầy 2 phiên và sau đó điều chỉnh trở lại và giảm mạnh nhất lại là VCB. Trong đó, VCB cũng được hỗ trợ khá lớn từ NDTNN khi đứng vị trí số 1 với giá trị mua ròng 134 tỷ đồng trong danh sách top mua ròng tuy nhiên áp lực bán hai phiên cuối tuần tại VCB cho thấy tín hiệu không mấy tích cực.
Nhóm trụ cột là Banks và chứng khoán suy yếu tác động khá rõ nét đến tâm lý của giới đầu tư nhất là khi cổ phiếu dẫn sóng yếu đi khá nhanh so với kỳ vọng. Bên cạnh đó, sau khi tạo vùng thanh khoản cao gần như nhất năm trong tuần vừa qua cộng với điểm số cũng đang ở vùng đỉnh khiến lượng cung giá cao tích lũy ngày một nhiều và áp lực điều chỉnh ngắn hạn có lẽ là dễ hiểu.
Một tín hiệu đáng chú ý là nhóm cổ phiếu có mức độ tăng mạnh nhất thị trường vừa qua khi mà giá cổ phiếu đã tăng gấp đôi, thậm chí hơn như: KSB, EVE, C32, HAX, SVC…đã giảm rất mạnh, thậm chí giảm sàn liên tiếp chỉ trong thời gian ngắn với mức giảm từ 25%-40% cùng với tín hiệu phân phối rõ rệt về KLGD. Trong đó, rất nhiều các cổ phiếu tăng giá nhiều bắt đầu giảm và tạo đỉnh đi xuống như DBC, LIX, PTB, HSG, HPG, PVD, PNJ…đang báo hiệu áp lực bán đang tiếp tục gia tăng mạnh tại một số nhóm cổ phiếu tăng nóng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, riêng nhóm cổ phiếu nằm trong danh sách thoái vốn như VNM, BMP, FPT, NTP…gần như không bị ảnh hưởng nhiều thậm chí BMP còn có tín hiệu vượt đỉnh và lên một vùng giá mới trong những phiên gần đây. Điều đó cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa những cổ phiếu có catalyst riêng hay cơ bản thực sự vượt trội như CTD, MWG, KDC có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều khi thị trường điều chỉnh.
Về mặt thông tin, sau phán quyết vụ kiện biển Đông giữa Philippines-Trung Quốc của Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague và những tuyên bố cứng rắn của Trung Quốc trong thời gian gần đây vẫn đang tiếp tục gây căng thẳng lên các vùng biến tranh chấp. Do đó, cùng với lượng margin trên thị trường đang ở mức đỉnh cao và khá căng thì thông tin không tích cực trong giai đoạn này có thể kích hoạt làn sóng hạ đòn bẩy đễ tạo áp lực cung lớn lên thị trường trong thời điểm trống thông tin như hiện nay.
Về kỹ thuât, hai nến giảm về cuối tuần qua cùng với KLGD theo đồ thị tuần lớn nhất trong vòng 1 năm qua đang báo hiệu tín hiệu phân phối xuất hiện. Mặc dù vậy, áp lực bán không dàn đều trên toàn thị trường mà đang tập trung ở một số nhóm Largecap và Midcap . Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy rằng thị trường đang vào vùng dao động lớn với rủi ro biến động giá cao trong tuần tới. Trong đó, khả năng thị trường có thể có các nhịp giảm và hồi phục kỹ thuật với biên độ rộng từ 10-15 điểm quanh các ngưỡng hỗ trợ ngắn như vùng 648 – 658 điểm. Trong trường hợp, nhịp hồi phục không kèm theo KLGD đủ lớn và vượt được vùng đỉnh gần nhất thì khả năng giảm mạnh sau đó có thể sẽ diễn ra.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ: Hạn chế trading ngắn hạn
Thị trường nhiều khả năng có thể tiếp tục điều chỉnh trong phiên tới, với mức biến động của chỉ số sẽ nằm trong biên độ khá rộng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư chọn thời điểm phù hợp trong các phiên tăng điểm giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu và hạn chế dùng margin trong thời điểm này.
Trong trường hợp thị trường điều chỉnh tiệm cận về vùng 640 điểm có thể giải ngân tỷ trọng thấp đối với những mã cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, có catalyts riêng, có KQKD quý 2 tích cực. Giai đoạn này tuyệt đối không nên mua đổi khi giá tăng cao trong phiên. Việc tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn hết sức khó khăn, do đó chúng tôi duy trì quan điểm hạn chế trading ngắn hạn.
TRẠNG THÁI | MÃ CK | GIÁ HIỆN TẠI | VÙNG GIÁ MUA | GIÁ MỤC TIÊU | ĐIỂM DỪNG | LN KỲ VỌNG | % HIỆN TẠI | THỜI GIAN |
Mua vào |
FPT
|
42.6
|
40-42
|
48
|
<39
|
17%
|
6 tháng
|
|
Mua vào |
KDC
|
28.8
|
27.5-28.5
|
35
|
<25
|
28%
|
6 tháng
|
|
Mua vào |
HPG
|
40.6
|
38-40
|
52
|
<35
|
33%
|
6 tháng
|
|
Nắm giữ |
BHS
|
20.1
|
18.6
|
21
|
<19.5
|
>10%
|
8.1%
|
6 tháng
|
Nắm giữ |
BCE
|
7.3
|
6.5
|
10.5
|
Báo cáo khác© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
|