Ngày đăng: 28/09/2020
Thị trường cổ phiếu toàn cầu suy yếu trong tuần giao dịch đầy đủ cuối cùng của tháng 9 khi: rủi ro chính trị tại Mỹ tăng cao với triển vọng về gói hỗ trợ tài khóa bổ sung ngày một xa vời; đà phục hồi kinh tế tại châu Âu chững lại trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực này phải tái áp đặt các lệnh hạn chế do số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng với tốc độ đáng báo động. Trong khi đó, xác suất thế giới sẽ sớm có vắc-xin phòng ngừa Covid-19 trong vài tháng sắp tới đang giảm dần.
Tâm lý nhà đầu tư đang bị thử thách bởi những tín hiệu kém tích cực đến từ cả số liệu kinh tế và diễn biến dịch bệnh. Tuần tới thị trường sẽ đón nhận thêm các kết quả kinh tế chính thức cho tháng 9 và quý 3 của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Thái Lan… giúp nhà đầu tư có thêm góc nhìn đầy đủ về tình trạng phục hồi kinh tế toàn cầu giữa bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới.
Đối với TTCK Việt Nam
Chỉ số VN-Index tuần vừa qua đã mở rộng đà tăng và vượt vùng kháng cự mạnh 900 – 905 điểm, mặc dù thị trường chung chỉ tăng nhẹ 0,81% nhưng các nhóm cổ phiếu lại có 1 tuần giao dịch khả quan so với thị trường chung trên thế giới. Nhóm cổ phiếu có mức tăng bình quân theo vốn hóa mạnh nhất trong tuần vừa qua thuộc về nhóm bán lẻ (5,21%), ngân hàng (2,59%), SX và phân phối điện (1,55%), dầu khí (1,46%), bảo hiểm (1,42%)…
Về xu hướng dòng tiền: Thanh khoản tuần vừa qua tăng 10,2% đạt mức bình quân 5.776 tỷ đồng/phiên, đây cũng là tuần tăng cao nhất trong vòng 3,5 tháng qua. Trong khi đó, dòng tiền có xu hướng quay trở lại nhóm Vn30 và nhóm này có mức tăng khoá tốt gần 1,6%. Đáng chú ý là dòng tiền đã rút ra khỏi nhóm Midcap và Smallcap với mức giảm lần lượt 2,6% và 10,7%.
Về giao dịch của NĐTNN: Khối ngoại quay trở lại mua ròng, qua đó tổng giá trị mua ròng trên sàn HSX trong tuần vừa qua đạt 56 tỷ đồng. Bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 177 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 1.169 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 23.314 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 22.145 tỷ đồng.
Kịch bản tuần tới thị trường có thể nghiêng chính về khả năng điều chỉnh và phân hóa trước sóng KQKD Q3 và những hỗ trợ kích cầu chi tiêu công của Chính phủ cũng như khả năng hạ mặt bằng lãi suất, tái khởi động kết nối với các nước trong khu vực khi đã kiểm soát khá tốt Covid-19 ở trong nước. Do đó, VN-Index vẫn sẽ duy trì tín hiệu giao dịch tích cực duy trì ở nhóm VN30 và Midcap cơ bản tốt. Kịch bản cơ sở, VN-Index sẽ dao động quanh mức từ 898 điểm đến 915 điểm.
Chiến lược đầu tư: Chốt lời các nhóm cổ phiếu đã tăng tốt. Cơ cấu lại danh mục trong những nhịp điều chỉnh của thị trường ưu tiên nhóm Bluechips và Midcap cơ bản tốt, KQKD Q4 dự kiến khả quan. Xem xét gia tăng tỷ trọng nếu VN-Index vượt 910 điểm và chốt lời dần khi chỉ số tiệm cận các vùng kháng cự cao hơn từ 925 đến 935 điểm.
Cơ hội đầu tư: Ngân hàng (ACB, HDB, MBB, TCB, VCB, VIB), Hóa chất (CSV, DRC), Vật liệu xây dựng (BMP, HPG, HSG, VGC), Thủy sản (VHC, MPC, CMX), Bán lẻ (MWG, PNJ), Bảo hiểm (BMI, BVH), Chứng khoán (SSI, HCM), Thực phẩm (MSN, DBC, GTN, VNM, MLS, PSL), Hóa chất (DPM, CSV, DGC, BFC, PLC, LIX ), Dệt may (GIL, TCM, TNG); SX&PP điện: (REE, NT2, CHP, TMP), BĐS KCN (D2D, DTD, LHG, PHR, SZC)…