Quay lại

Ngày đăng: 09/04/2020

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:
•       Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm mạnh sau khi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders quyết định rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống, xoa dịu một số lo ngại về chính trị của Phố Wall trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng kinh tế diễn ra do Covid-19. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 779,71 điểm (tương đương 3,4%) lên 23.433,57 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa trên mốc 23.000 điểm kể từ ngày 13/03/2020. Chỉ số S&P 500 tăng 3,4% lên 2.749,98 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,6% lên 8.090,90 điểm. Báo cáo thất nghiệp định kỳ hàng tuần sẽ được công bố vào sáng ngày thứ Năm (09/04). Các chuyên gia kinh tế dự báo thất nghiệp sẽ tăng 5 triệu người, đồng thời dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ vọt lên 2 chữ số trong tháng này, so với mức 4,4% trong tháng 3 và mức 3,5% hồi tháng 02/2020.
•       Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 thế giới sáng 9/4. Theo trang thống kê worldometers.info tính đến 5h40 ngày 9/4 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra trên toàn cầu đã lên tới 1.508.133 trường hợp, trong khi số ca tử vong đã lên tới 88.279 người. Tính riêng trong 24h qua, thế giới có thêm 77.152 người mắc bệnh mới và 6.243 người tử vong. Với hơn 750.000 ca nhiễm, châu Âu hiện là châu lục bị tác động mạnh nhất của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 với 426.300 ca mắc và 14.792 ca tử vong do COVID-19, tăng lần lượt 25.965 và 1.781 ca so với 1 ngày trước đó. Đây cũng là 2 số liệu tăng cao nhất trên thế giới trong ngày. Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 148.220 ca mắc và 14.792 ca tử vong, tăng tới 6.278 và 747 ca trong ngày. Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 139.422 ca mắc và 17.669 ca tử vong, tăng 3.836 và 542 ca. Với 5.633 ca nhiễm mới và 333 người tử vong trong 24h, Đức đã vượt Pháp lên vị trí thứ 4 về số ca nhiễm nhiều nhất thế giới với 111.779 ca mắc và 2.196 ca tử vong. Đứng thứ 5 là Pháp với 112.950 ca mắc và 10.869 ca tử vong, tăng 3.881 và 541 ca. Còn tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia nước này ngày 8/4 thông báo Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 62 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày 7/4, trong đó 59 ca xuất phát từ nước ngoài và 3 ca lây nhiễm trong nội địa.
•       Ngân hàng Trung ương Pháp (BoF) cho biết trong hai tuần cuối tháng Ba vừa qua, khi dịch COVID-19 trở nên nghiêm trọng hơn, hoạt động kinh tế tại Pháp sụt giảm tới 32%. Do tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, kinh tế Pháp trong quý I/2020 đã giảm khoảng 6%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1945 - thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Đây là quý thứ 2 liên tiếp kinh tế Pháp đã chứng kiến mức tăng trưởng âm đồng nghĩa với việc nước này đang trong giai đoạn suy thoái kỹ thuật. Theo các viện nghiên cứu kinh tế của Đức, dịch COVID-19 sẽ khiến nền kinh tế Đức ghi nhận mức giảm hàng quý mạnh nhất kể từ năm 1970, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và nợ công tăng mạnh.
•       Giá dầu tăng trước thềm cuộc họp của OPEC+. Giá dầu WTI tăng hơn 4% lên 26,17 USD/thùng và giá dầu Brent tăng hơn 5% lên 33,62 USD/thùng. OPEC+ dự kiến sẽ họp trực tuyến vào ngày 9/4. Trước đó, Saudi Arabia và Nga đã nhất trí cắt giảm chưa từng có 10 triệu đến 15 triệu thùng dầu/ngày (tương đương 10 đến 15% nguồn cung toàn cầu). Tuy nhiên Tổng thống Mỹ không đưa ra bất kỳ cam kết nào về hành động từ các công ty Mỹ.

Bản tin phái sinh 09/04/2020 - Tiếp tục giằng co và rung lắc mạnh
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang