Ngày đăng: 19/05/2021
Tóm tắt nội dung:
- Nền kinh tế toàn chục hồi mạnh mẽ trong xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh mẽ, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 8,2% trong năm nay.
- Trong cuộc họp đầu tháng 4, liên minh OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu bắt đầu từ tháng sau, nhưng chỉ ở các mức hạn chế. Giá dầu thô kỳ hạn tăng khoảng 7 USD/thùng từ mức đáy ngày 5/4, lên 68,81 USD/thùng đối với dầu Brent và 65,31 USD/thùng đối với dầu WTI vào ngày 10/5.
- Tại Mỹ, việc tăng cường bảo hiểm thất nghiệp trong 2 dự luật kích thích kinh tế gần đây cho thấy sự điều chỉnh giảm về số lượng việc làm mới. Trong tháng 4, thị trường lao động gia tăng 266 nghìn việc làm mới, sau khi tăng 770 nghìn việc làm trong tháng 3. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 1.
- Chỉ số PMI toàn cầu đã tăng từ 55,0 điểm vào tháng 3 lên 55,8 điểm vào tháng 4, mức cao nhất kể năm 2010. Hoạt động tăng trưởng nhanh nhất được báo cáo ở Châu Âu và Mỹ, nơi chỉ số PMI sản xuất đều trên 60 điểm, một con số cao bất thường. CPI tại Mỹ cũng đạt mức kỷ lục, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Fed duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 0,25% và tiếp tục mua vào ít nhất 120 tỷ USD tài sản liên quan trái phiếu mỗi tháng. Động thái này đã đẩy bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương nước Mỹ lên ngưỡng gần 8.000 tỷ USD, tương đương gấp đôi mức được ghi nhận khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
- Những thay đổi về thuế của gói kích thích “American Families Plan” sẽ dẫn đến việc suy giảm 0,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong dài hạn. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) sẽ giảm 0,6%, mất khoảng 64 nghìn công việc và tiền lương sẽ hạ thêm 0,4%. Đối với gói “American Jobs Plan”, tác động tiêu cực của sự gia tăng thuế suất doanh nghiệp sẽ gây ra thiệt hại về GDP lũy kế ước tính gần 720 tỷ USD trong thời gian 10 năm.