Ngày đăng: 20/02/2023
- Diễn biến TTCK: Thị trường chứng khoán toàn cầu điều chỉnh giảm sau khi lạm phát sẽ khó giảm hơn thị trường nghĩ. Loạt số liệu được công bố tuần vừa qua phản ánh nền kinh tế Mỹ vẫn đang trụ vững sau 8 lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2022 của Fed, đồng thời cho thấy Fed vẫn còn một chặng đường dài phải đi trong cuộc chiến chống lạm phát – đúng như những gì các quan chức của ngân hàng trung ương này vẫn khẳng định.
- Thị trường trong nước đã chặn được đà giảm 2 tuần liên tiếp sau khi phục hồi nhẹ ở tuần vừa qua. Thanh khoản xuống mức thấp nhất trong vòng 2,5 năm khi cả dòng tiền nội và ngoại cùng thận trọng. Điểm tích cực là độ rộng thị trường vẫn ghi nhận mức phục hồi ở nhiều nhóm cổ phiếu dù chỉ số chung chỉ tăng nhẹ.
- Xu hướng dòng vốn ngoại: Khối ngoại quay đầu bán ròng tuần đầu tiên sau chuỗi mua ròng 4 tuần liên tiếp, đây cũng là tuần bán ròng thứ 2 kể từ đầu năm nhưng lũy kế khối ngoại vẫn mua ròng tổng cộng 5.860 tỷ đồng trên toàn thị trường.
- Diễn biến thanh khoản: Thanh khoản toàn thị trường sụt giảm dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ tuần kết thúc ngày 16/11/2020. Kể từ đầu năm, thanh khoản thị trường cũng chỉ đạt 11.800 tỷ đồng, tương đương giai đoạn cuối năm 2020.
- Dư báo Vn-index theo PTKT: Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng giảm là chủ đạo, tuy vậy độ rộng thị trường đang phản ánh thị trường tích cực ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Với thanh khoản ở mức thấp, khả năng chỉ số Vn-index vẫn duy trì trạng thái dao động trong vùng 1.040 – 1.075 điểm ở tuần sau.
- Chiến lược đầu tư: Dòng tiền đã co lại, phản ánh tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng, cũng có thể đây là giai đoạn thanh khoản ở mức cạn kiệt hoặc nhà đầu tư vẫn chiết khấu cho những rủi ro ở phía trước nên lực cầu tham gia rất hạn chế. Nhà đầu tư nên trading với tỷ trọng cổ phiếu thấp trong danh mục, tập trung ở nhóm cổ phiếu đang được dòng tiền quan tâm như: đầu tư công, thép, dầu khí, sản xuất điện,…