Ngày đăng: 15/03/2021
- TTCK toàn cầu có tuần khởi sắc trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản trong xu thế tăng cùng lợi suất trái phiếu chỉnh phủ làm dấy lên mối lo lạm phát, làm suy giảm sức hấp dẫn của những cổ phiếu công nghệ có mức tăng trưởng cao. Dù vậy, tuần vừa qua vẫn là tuần tăng mạnh nhất của S&P 500 và Nasdaq kể từ đầu tháng 2. Nhân tố hỗ trợ cho chứng khoán Mỹ tuần này là gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD mà Tổng tống Joe Biden ký thành luật hôm thứ Năm, và dòng dữ liệu củng cố nhận định rằng nền kinh tế đang trên đà hồi phục mạnh.
- TTCK Việt Nam mặc dù tiếp tục tăng tuần thứ 2 liên tiếp nhưng vẫn trong xu hướng dao động đi ngang và kéo dài sang phiên thứ 16. Phiên giảm nhẹ cuối tuần là kết quả khi thị trường thử thách cận trên của vùng dao động. Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng và nhóm cổ phiếu bluechips cũng kém tích cực so với phiên trước đó. Kịch bản để thị trường bứt phá khỏi vùng dao động tích lũy lúc này đang gặp khó khi dòng tiền vào thị trường bị giới hạn.
- Dòng tiền vào thị trường bị hạn chế: Những yếu tố khó khăn về kỹ thuật là rào cản khá lớn với dòng tiền vào thị trường, trong đó dòng tiền có xu hướng trú ẩn ở nhóm Midcap và Smallcap tuần thứ 3 liên tiếp. Với diễn biến đi ngang trong biên độ hẹp trong tuần qua, giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX có xu hướng giảm nhẹ khi đạt 13.562tỷ đồng, giảm 4,2% so với tuần trước đó.
- Cản trở đà tăng trong tuần giao dịch vừa qua tiếp tục vẫn là khối ngoại khi bán ròng với giá trị bán ròng trên sàn HSX đạt 3.377,4 tỷ đồng. Bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 3.521,4 tỷ đồng.
- Trong tuần tới, các quỹ ETFs sẽ tiến hành cơ cấu, đáo hạn phái sinh và cuộc họp Fed tháng 3 sẽ là những yếu tố cần chú ý. Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã có nhịp tích lũy khá chặt từ vùng hỗ trợ mạnh 1.150 điểm đến kháng cự 1.195 điểm.Do vậy, trong kịch bản cơ bản cho tuần tới vẫn tiếp tục nghiên về khả năng thị trường sẽ duy trì sideway hẹp trong vùng 1.155 – 1.195 điểm. Nếu thị trường có thể vượt vùng kháng cự 1.185 điểm thì khả năng vượt đỉnh 1.200 điểm đến mức sẽ có xác suất cao.
- Chiến lược đầu tư: Ngắn hạn, vẫn ưu tiên trading trong biên dao động của VN-Index trong khoảng dao động 1.155 – 1.195 điểm với chiến lược mua thấp, bán cao tại vùng hỗ trợ/ kháng cự.
- Danh mục ưu tiên tập trung vào nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá hàng hóa nguyên liệu đang trong xu hướng tăng như: nhóm cổ phiếu Dầu khi, thép, cao su, thủy sản, hóa chất, sơ sợi…
- Danh mục đầu tư: Dầu khí (GAS, PVS, PVD, BSR, Oil, PGS, PGC), Thép (HPG, HSG, NKG, VGS), Ngân hàng (MBB, ACB, TPB, HDB, OCB), Chứng khoán (MBS, SSI, SHS), Hóa chất (DPM, DCM, PLC, DRC, DGC); Nhựa (BMP, NTP, AAA), BĐS Khu công nghiệp (SZC, IDC, BCM, D2D), Logistic (GMD, VSC, TMS, HAH), Bán lẻ, tiêu dùng (MWG, PNJ, DGW, VNM); Công nghệ (FPT), SX&PP điện: (REE, NT2, POW), Thủy sản (VHC, ANV, CMX), Hạ tầng (HTI, CTI,VCG, CII), Xuất khẩu (LTG, TAR)…