Ngày đăng: 14/03/2022
- Chỉ số chứng khoán toàn cầu đã giảm sang tuần thứ 5 liên tiếp, đưa tổng mức giảm kể từ đầu năm và từ mức đỉnh gần nhất lần lượt 12,1% và 12,8%, do vậy chỉ số này đang nằm trong trạng thái thị trường điều chỉnh (giảm hơn 10%). Căng thẳng địa chính trị, giá hàng hóa cơ bản leo lên mức kỷ lục gây áp lưc lên lạm phát,… là các nhân tố chính phủ bóng lên thị trường chứng khoán toàn cầu hơn 1 tháng qua.
- Thị trường chứng khoán trong nước có tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu năm, mức giảm tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechips, áp lực giảm trên diện rộng khiến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cắt mạch tăng 4 tuần liên tiếp. Tuy vậy, tín hiệu đáng chú ý là nhà đầu tư cá nhân tăng cường giải ngân mạnh nhất kể từ đầu năm bất chấp khối ngoại có tuần bán ròng mạnh.
- Dòng vốn ngoại tuần qua tiếp tục là điểm trừ của thị trường khi đẩy mạnh bán ròng với giá trị 5.341 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 8.642 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 4.622 tỷ đồng và bán ròng thông qua thỏa thuận 4.019 tỷ đồng.
- Về xu hướng dòng tiền vào thị trường: Dòng tiền tuần qua tiếp tục tăng với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt 27.608 tỷ đồng, tăng 4% so với tuần trước đó. Tổng GTGD bình quân 3 sàn đạt 35.181 tỷ đồng trong tháng 3 tăng 28% so với mức trung bình của tháng 2.
- Về kỹ thuật, mức giảm mạnh 2,58% trong tuần vừa qua khiến chỉ số Vn-Index cũng xóa sạch thành quả của 4 tuần trước đó. Tuy vậy, ở mức điểm hiện tại 1.466 điểm, chỉ số đang có mức hỗ trợ gần ở 1.450 điểm. Việc chỉ số VN30 giảm liền 4 tuần, chuỗi giảm dài nhất kể từ đầu năm 2020 và đang ở gần mức hỗ trợ 1.450 điểm có thể kiến dòng tiền quay lại khi nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có dấu hiệu tạo đáy. Bên cạnh việc VNM ETF sẽ mua hàng chục triệu cổ phiếu tuần tới, tín hiệu mua ròng mạnh nhất kể từ đầu năm từ khối nhà đầu tư cá nhân trong nước ở tuần vừa qua cũng được kỳ vọng là tín hiệu hỗ trợ thị trường trong tuần tới.
- Chiến lược đầu tư: Trong bối cảnh thị trường đang chịu áp lực bán ròng từ khối ngoại và biến động bên ngoài còn nhiều tiềm ẩn rủi ro do đó NĐT nên hạn chế lướt sóng, xem xét canh mua khi thị trường có những nhịp điều chỉnh tập trung vào nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ hàng hóa cơ bản như (Thép, phân bón, hóa chất, cao su, dầu khí…), đến phục hồi kinh tế hướng xuất khẩu (thủy sản, dệt may, logistic…) hoặc khởi động từ câu chuyện đầu tư công (xây dựng hạ tầng, BĐS…). Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng có thể quan tâm đến nhóm cổ phiếu tài chính(chứng khoán, bảo hiểm…) đang có câu chuyện tăng vốn trong năm nay…