Ngày đăng: 10/05/2021
- Chỉ số chứng khoán toàn cầu lập đỉnh mới nhờ chứng khoán Mỹ và Châu Âu duy trì chuỗi tăng sang tháng thứ 4 liên tiếp trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc có dấu hiệu chững lại. Giá hàng hoá cơ bản tăng vọt, đồng USD trượt xuống mức đáy của 2 tháng, và các chỉ số chính của thị trường chứng khoán thế giới thiết lập kỷ lục mới trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua.
- Thị trường chứng khoán trong nước đã nối lại đà tăng ở tuần đầu tháng 5 với thanh khoản tăng mạnh. Dòng tiền tiếp tục tập trung ở nhóm cổ phiếu VN30, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đây cũng là tuần tăng thứ 6 liên tiếp của nhóm VN30 trong khi nhóm midcap và smallcap tiếp tục giản sang tuần thứ 4 liên tiếp.
- Dòng tiền vào thị trường đã được cải thiện: Tuần qua dòng tiền vào thị trường tiếp tục giữ ở mức cao khi những yếu tố khó khăn về kỹ thuật đã được khắc phục. Thanh khoản khớp lệnh với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt trên 19.056 tỷ đồng, tăng 23% so với tuần trước đó.
- Giao dịch của khối ngoại có xu hướng kém tích cực trở lại khi trở lại bán ròng với giá trị bán ròng trên sàn HSX đạt 2.920 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 17.013 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 27.607 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 10.287 tỷ đồng.
- Hiện tượng phân hóa về giá khiến chỉ số VN-Index hầu như chỉ dao động đi ngang dao động trong biên độ rộng vẫn đang diễn ra với vùng cận dưới từ 1.207 điểm – 1.272 điểm tương ứng hai vùng hỗ trợ và kháng cự của Fibonacci Projecton 38.2% - 50%.
- Điểm đáng chú ý là sau mỗi đợt thị trường điều chỉnh lớn do ảnh hưởng của 3 làn sóng Covid, chỉ số VN-Index thường bật tăng mạnh và tiếp tục trong xu hướng vượt đỉnh. Do đó, các nhịp điều chỉnh dạng “pull back” là hoàn toàn bình thường và nhịp điều chỉnh sẽ là cơ hội để NĐT mua vào, cơ cấu lại danh mục đón nhịp tăng trưởng mới của thị trường.
- Chiến lược đầu tư: Trong bối cảnh thị trường biến động rung lắc nhưng vẫn nằm trong một uptrend lớn với các yếu tố vĩ mô và dòng tiền đang được củng cố, chiến lược chủ động vẫn là bám sát trading và nắm giữ danh mục cổ phiếu tốt vốn hóa lớn với KQKD tăng trưởng cao trong Q1 vừa qua.
- Các cổ phiếu được mang tính chu kỳ, được hưởng lợi từ sự phục hồi hoặc mở cửa trở lại của nền kinh tế như ngân hàng, chứng khoán, thép, bán lẻ, công nghệ, cao su, dầu khí, khai khoáng… vẫn sẽ là tiêu điểm.
- Danh mục đầu tư: Ngân hàng (MBB, ACB, VCB, CTG, OCB, STB, LPB,), Bán lẻ (MWG, PNJ, PET, HAX), Công nghệ (FPT), Vingroup (VIC, VHM, VRE), Chứng khoán(MBS, VND), Bất động sản (KDH, NLG, PDR, AGG, NTL), Thép (HPG, NKG, HSG, VGS), BĐS khu CN (LHG ), Dầu khí (GAS, PVS, PVT)…