Ngày đăng: 08/03/2021
- Bất chấp đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cùng với khả năng lạm phát cao hơn, đa phần các thị trường chứng khoán thế giới vẫn chốt tuần trong trạng thái đi lên. Trong khi, chỉ số S&P 500 tăng 0,8% trong tuần này, chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp. Dow Jones tăng 1,8% khi nhà đầu tư kỳ vọng vào đà phục hồi kinh tế. Hỗ trợ thị trường trong tuần vừa qua là báo cáo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 vượt kỳ vọng mà các nhà phân tích đưa ra trước đó.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc một tuần khá biến động với mức thay đổi gần như không đáng kể so cuối tuần trước. Tuy vậy nhà đầu tư tỏ ra khá hứng khởi về triển vọng của thị trường khi thanh khoản tiếp tục tăng và độ rộng thị trường tích cực, bất chấp khối ngoại cản trở đà đăng khi tiếp tục bán ròng mạnh.
- Với việc giá dầu lên mức cao nhất 23 tuần và đã tăng hơn 36% kể từ đầu năm giúp nhóm cổ phiếu liên quan đến hàng hóa cơ bản như dầu khí, Thép, phân bón, hóa chất, sơ sợi, trở thành tâm điểm của thị trường. Riêng nhóm cổ phiếu dầu khi đã tăng 9,14% kể từ đầu năm so với mức tăng 5,9% ở chỉ số VN-Index
- Dòng tiền tiếp tục duy trì trên nền thanh khoản cao: Một điểm nhấn không thể không nhắc tới đó là số lượng tài khoản mở mới của NĐT cá nhân vẫn đang trong xu hướng tăng mạnh một cách đột biến. Giá trị khớp lệnh bình quân tuần qua trên sàn HSX đạt trên 14.153 tỷ đồng tiếp tục duy trì ở mức cao và tăng 3,8% so với tuần trước đó cùng với đó là lực mua ròng mạnh của nhóm NĐT cá nhân tuần thứ 2 liên tiếp.
- Điểm kém tích cực trong tuần giao dịch vừa qua là khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị bán ròng trên sàn HSX đạt 2.985,1 tỷ đồng. Bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 2.957 tỷ đồng.
- Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã có nhịp tích lũy khá chặt từ vùng hỗ trợ mạnh 1.150 điểm đến kháng cự 1.195 điểm. Do vậy, trong kịch bản cơ bản cho tuần thứ hai của tháng 3, khả năng thị trường sẽ có nhịp tái kiểm nghiệm lại vùng kháng cự 1.185 – 1.195 điểm lần nữa. Nếu thị trường có thể vượt vùng kháng cự 1.185 điểm thì khả năng vượt đỉnh 1.200 điểm đến mức sẽ có xác suất cao.
- Chiến lược đầu tư: Ngắn hạn, vẫn ưu tiên trading trong biên dao động của VN-Index trong khoảng dao động 1.150 – 1.195 điểm với chiến lược mua thấp, bán cao tại vùng hỗ trợ/ kháng cự.
- Danh mục ưu tiên tập trung vào nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá hàng hóa nguyên liệu đang trong xu hướng tăng như: nhóm cổ phiếu Dầu khi, thép, cao su, thủy sản, hóa chất, sơ sợi…
- Danh mục đầu tư: Dầu khí (GAS, PVS, PVD, BSR, Oil, PGS, PGC), Thép (HPG, HSG, NKG, VGS), Ngân hàng (MBB, ACB, TPB, HDB, OCB), Chứng khoán (MBS, SSI, SHS), Hóa chất (DPM, DCM, PLC, DRC, DGC); Nhựa (BMP, NTP, AAA), BĐS Khu công nghiệp (SZC, IDC, BCM, D2D), Logistic (GMD, VSC, TMS, HAH), Bán lẻ, tiêu dùng (MWG, PNJ, DGW, VNM); Công nghệ (FPT), SX&PP điện: (REE, NT2, POW), Thủy sản (VHC, ANV, CMX), Hạ tầng (VCG, CII), Xuất khẩu (LTG, TAR)…