Ngày đăng: 04/05/2022
- Các thị trường chứng khoán toàn cầu vừa khép lại tháng 4 đầy biến động với mức giảm trên diện rộng, khi nhà đầu tư phải đương đầu với hàng loạt trở ngại, từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất tăng, lạm phát dai dẳng, và số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh ở Trung Quốc, cho tới cuộc chiến tranh tiếp diễn ở Ukraine.
- Thị trường trong nước khép lại tháng 4 mới những kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi sau chuỗi giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua. Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm mạnh do yếu tố mùa vụ cũng như những lo ngại về tác động của thị trường chứng khoán thế giới. Điểm sáng trong tháng 4 là chuỗi mua ròng của khối ngoại, trái ngược với diễn biến của nhà đầu tư trong nước.
- Dòng vốn ngoại giao dịch vẫn theo chiều hướng tích cực khi mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp với giá trị 800 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX 3.361 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 2.033 tỷ đồng và bán ròng thông qua thỏa thuận 1.328 tỷ đồng.
- Dòng tiền tuần qua giảm trở lại do hiệu ứng nghỉ lễ với giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt 15.872 tỷ đồng, giảm 28% so với tuần trước đó. Tổng GTGD bình quân 3 sàn đạt 26.299 tỷ đồng trong tháng 4 giảm 19% so với mức trung bình của tháng 3.
- Về kỹ thuật, chỉ số Vnindex đang trong nhịp điều chỉnh khi đã giảm hơn 10% kể từ đỉnh gần nhất và đã tạo vùng đáy ngắn hạn ở 1.260 điểm – 1.300 điểm. Do vậy, chừng nào vùng đáy này chưa bị vi phạm thì nhịp phục hồi vãn tiếp diễn. Trong kịch bản thận trọng, nếu vùng đáy ngắn hạn bị xuyên thủng, thị trường có khả năng retest ngưỡng tâm lý 1.280 điểm, đây cũng là ngưỡng đáy hỗ trợ cuối tháng 7 năm ngoái. Cho tới khi kịch bản trên diễn ra thì hiện tại một số chỉ báo kỹ thuật đang có tín hiệu tích cực như: mức lãi T+3 đang được cải thiện ở 2 phiên cuối tuần và tuần vừa qua cũng là tuần có vòng T+3 có lãi đầu tiên sau các lần bắt đáy không thành công trước đó. Với các tín hiệu như trên, trong kịch bản cơ sở thị trường có thể tiếp tục duy trì nhịp phục hồi trong tuần tới và hướng tới mốc 1.420 điểm tại đường MA200. Có thể nhịp rung lắc vẫn sẽ diễn ra để retest vùng đáy mới nhưng khả năng cũng chỉ 0,5 – 1 phiên.
- Chiến lược đầu tư: Nhóm cổ phiếu đã giảm sâu và có tính cơ bản cũng như các nhóm cổ phiếu nhạy cảm với sự phục hồi của thị trường sau đợt giảm sâu như: Chứng khoán, dầu khí, vật liệu xây dựng, thủy sản, logistics, du lịch,…