Ngày đăng: 29/07/2024
TTCK thế giới
- Chỉ số S&P 500 liên tục phá đỉnh, chốt tuần đầu Qúy 3 cũng là lần thứ 34 trong Chứng khoán toàn cầu giảm sang tuần thứ 2 liên tiếp dưới áp lực từ các thị trường lớn ở Châu Á: Nhật Bản là thị trường giảm mạnh nhất -6,01%, các thị trường khác như Hồng Kông và Hàn Quốc giảm trên 2%, … Trong khi đó, chứng khoán Mỹ chốt tuần trái chiều khi dòng tiền tiếp tuc dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm liền 2 tuần trong khi Russell 2000 và Dow Jones vẫn duy trì chuỗi tăng 3-4 tuần liên tiếp.
- Tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong tuần này là cuộc họp của các ngân hàng trung ương lớn gồm Mỹ, Nhật Bản và Anh. Trong đó, cuộc họp của Fed diễn ra trong hai ngày 30-31/7. Tiếp đó, vào ngày thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 7 - một điểm dữ liệu quan trọng có thể chi phối đường đi của lãi suất Fed trong thời gian tới.
TTCK trong nước
- Thị trường trong nước phục hồi 2/3 phiên cuối tuần từ ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 1.220 điểm nhưng vẫn điều chỉnh giảm sang tuần thứ 3 liên tiếp, chốt tuần ở 1.242,11 điểm (-22,67 điểm hoặc -1,79%). Nhóm Vn30 giảm -1,57%, bên cạnh đó Midcap cũng để mất -2,39% và Smallcap có mức giảm mạnh nhất thị trường -2,85%.
- Thanh khoản bình quân toàn thị trường tuần vừa qua còn 18.224 tỷ đồng, giảm -18% so với tuần trước đó. Theo thống kê, thanh khoản kể từ đầu tháng 7 còn 19.853 tỷ đồng, giảm -24,7% so với tháng 6. Khối ngoại là điểm sáng khi quay lại mua ròng +457 tỷ đồng trong tuần vừa qua, đây cũng là tuần mua ròng đầu tiên kể từ đầu tháng 3.
- Về kỹ thuật, ngưỡng 1.240 điểm vừa là Fibonacci 61,8% của nhịp tăng kể từ ngày 19/4 đến giữa tháng 6, tương ứng với chỉ số tăng từ vùng 1.168 điểm lên 1.306 điểm, vừa là hỗ trợ EMA200 ngày. Với việc thanh khoản thấp khi thị trường Retest thành công vùng hỗ trợ, mở ra triển vọng thị trường tạo đáy sau nhịp giảm gần 80 điểm.