Ngày đăng: 18/07/2017
Ngành điện Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc cách mạng toàn diện về cả chất và lượng, đây là câu chuyện đầu tư về mặt dài hạn mà chúng tôi sẽ theo dõi xuyên suốt trong 05 năm tới.
■ Nhu cầu điện Việt Nam vẫn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai để đảm nguồn vốn đầu tư, sự phân hóa về vùng miền của nguồn nhiên liệu, sự phân hóa nguồn cung điện, vấn đề về môi trường…
■ Sự phân hóa vùng miền của cung – cầu điện đòi hỏi hệ thống điện phải nhanh chóng đầu tư mạnh cho hạ tầng truyền tải điện để giải phóng điện từ khu vực dư cung phía Bắc xuống giải quyết vấn đề thiếu điện ở miền Nam.
■ Năng lượng tái tạo đang là một xu hướng lớn của Thế giới, và Việt Nam có đi ngược lại câu chuyện chung hay không sẽ là một chủ đề đầu tư rất quan trọng trong giai đoạn tới. Vừa qua Chính phủ cũng đã phê duyệt giá bán điện chính thức cho điện sản xuất từ năng lượng mặt trời lên đến 9,35 USCents/kWh. Tuy đây chưa phải là mức giá cao đối với loại hình điện này nhưng mức giá phê duyệt vượt qua cả giá bán lẻ điện cũng cho thấy Việt Nam đang có chính sách khuyến khích tương đối tốt cho nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo.
■ Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn hoàn toàn khác biệt là Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đây là điều kiện tiên quyết để tăng tính cạnh tranh, minh bạch cho toàn bộ ngành điện trong tương lai.
■ Thủ tướng đã chính thức phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Điện giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định này sẽ là bước ngoặt mở ra nhiều thay đổi lớn trong nội tại của ngành, trong đó điểm nhấn là việc cổ phần hóa các Tổng Công ty phát điện, và thoái vốn của EVN tại các doanh nghiệp phụ trợ trong ngành.