Quay lại

Ngày đăng: 30/09/2019

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:
• Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Sáu, sau khi có tin chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc không cho phép doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ. Thông tin này làm dấy lên lo ngại về một đợt leo thang mới trong thương chiến Mỹ-Trung. Nguồn tin từ Reuters rằng cân nhắc trên của Nhà Trắng nằm trong nỗ lực nhằm hạn chế đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc. Vòng đàm phán thương mại cấp cao tiếp theo giữa hai nước sẽ diễn ra vào ngày 10-11/10 ở Washington, trước khi bắt đầu mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của Mỹ. Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 0,26%, còn 26.820,25 điểm. S&P 500 mất 0,53%, còn 2.961,79 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 1,13%, còn 7.939,63 điểm. Cả ba chỉ số cùng giảm trong tuần này, trong đó S&P 500 và Nasdaq có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 8. Chỉ số VIX đo lường biến động của chứng khoán Mỹ chốt ở mức cao nhất trong 3 tuần. Tính cả tuần, S&P 500, Dow Jones và Nasdaq có mức giảm tương ứng là 1%, 0,4%, và 2,1%.Gây sức ép lên các chỉ số trong tuần là rủi ro chính trị ở Washington từ việc Đảng Dân chủ tìm cách đưa ông Trump ra luận tội. Tuy nhiên, một số dấu hiệu mềm mỏng về thương mại của Mỹ và Trung Quốc đã giúp hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.
• Những nỗi lo về thương mại càng được leo thang khi trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc trước thềm cuộc đàm phán thương mại quan trọng dự kiến diễn ra vào tháng tới. Sau đó, thông tin các nghị sĩ đảng Dân chủ đang tiến hành một cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ càng khiến thị trường xôn xao. Giới quan sát cho rằng những thông tin này sẽ gia tăng mức độ nghi ngại của nhà đầu tư.Bên cạnh đó, thống kê kém khả quan mới đây về kinh tế Mỹ cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Số liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ chỉ tăng nhẹ trong tháng Tám và đầu tư doanh nghiệp không mấy sáng sủa trước tình hình căng thẳng thương mại đang thúc đẩy các nhà đầu tư hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý III/2019.
• Thị trường chứng khoán Trung Quốc kéo dài tin hiệu điều chỉnh sang tuần thứ 2 liên tiếp. Chốt phiên cuối tuần, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.932 điểm (giảm 0,91%), chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 25.955 điểm (giảm 1,82%). Theo của Cục Thống kê Trung Quốc, lợi nhuận của khối doanh nghiệp công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8. Nguyên nhân là tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại và giá sản xuất giảm mạnh nhất 3 năm. Cũng trong tháng trước, tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp xuống thấp nhất 17 năm rưỡi do nhu cầu trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.
• Sự phục hồi sản lượng nhanh hơn dự tính của sau vụ tấn công nhằm vào các cơ sở lọc dầu của nước này hôm 14/9, những lo ngại về triển vọng nhu cầu suy yếu do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và số liệu kinh tế kém khả quan ở nhiều nước là những yếu tố khiến giá dầu thế giới giảm mạnh trong tuần giao dịch vừa qua.Chốt phiên cuối tuần, giá dầu WTI giao tháng 11 tại New York giảm 0,5 USD/thùng, tương đương giảm 0,9%, còn 55,91 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu Brent giao tháng 11 giảm 0,83 USD/thùng, tương đương giảm 1,3%, còn 61,91 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu WTI giảm 3,8%, còn giá dầu Brent trượt 3,7%.
• Giá vàng thế giới đi xuống trong ngày thứ Sáu (27/09), đồng thời ghi nhận tuần giảm thứ ba trong tháng 9, khi hàng loạt dữ liệu kinh tế Mỹ đều lạc quan hơn dự báo và đồng USD dao động gần mức đỉnh trong nhiều tuần. Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Sáu (27/09), giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.499,22 USD/oz, giảm 1% trong tuần qua.

Bản tin phái sinh 30/09/2019 - Tiếp tục bứt phá
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang