Quay lại

Ngày đăng: 24/03/2021

  • Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:

    Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi các cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ diễn biến của nền kinh tế. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 308,05 điểm, tương đương 0,94%, xuống 32.423,15 điểm. S&P 500 giảm 30,07 điểm, tương đương 0,76%, xuống 3.910,52 điểm. Nasdaq giảm 149,85 điểm, tương đương 1,12%, xuống 13.227,7 điểm. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 sụt 3,6% xuống 2.185,69 điểm, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2020. Nhóm cổ phiếu bán lẻ và du lịch bị bán tháo trong bối cảnh các lệnh hạn chế mới vì dịch Covid-19 được áp đặt trên toàn cầu. Chỉ số CBOE VIX đo sự sợ hãi trên Phố Wall xuống thấp nhất 13 tháng trước khi tăng 11% trong phiên 23/3. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hầu hết các khu vực trên toàn cầu đang chứng kiến sự gia tăng của số ca nhiễm Covid-19 do các biến thể mới tiếp tục lây lan. Đức đang gia hạn lệnh phong toả cho đến ngày 18/4, trong khi gần 1/3 nước Pháp lại bắt đầu đợt phong toả kéo dài 1 tháng vào thứ Bảy.
  • Giá dầu đã sụt hơn 6% trong bối cảnh nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 3 trên toàn cầu. Giá dầu Brent tương lai giảm 3,83 USD, tương đương 5,9%, xuống 60,79 USD/thùng, trong phiên có lúc chỉ còn 60,5 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 3,8 USD, tương đương 6,2%, xuống 57,76 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 57,32 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều giao dịch ở mức thấp chưa từng thấy kể từ ngày 9/2. Trong phiên ngoài giờ, giá dầu Brent, WTI có lúc chỉ còn 60,27 USD/thùng và 57,25 USD/thùng.
  • Giá vàng ngày 23/3 giảm sâu trong bối cảnh USD tăng giá lên đỉnh hai tuần, xóa bỏ ảnh hưởng tích cực từ việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm. Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 11,9 USD xuống 1.727,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giảm 0,8% xuống 1.725,1 USD/ounce.
Bản tin phái sinh 24/03/2021 - Quan sát phản ứng tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1176-1180 điểm
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang