Quay lại

Ngày đăng: 22/07/2019

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:
•  Tuần qua,chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm hơn 1%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5/2019. Dow Jones mất 0.6%. Các chỉ số chính chìm trong sắc đỏ sau khi leo lên mức cao mọi thời đại hồi đầu tuần này.Cho đến nay, có hơn 15% số công ty thuộc S&P 500 báo cáo lợi nhuận quý 2. Trong số các công ty này, có đến 79% công ty có lợi nhuận tốt hơn dự báo.Bước vào mùa báo cáo lợi nhuận, các nhà phân tích dự báo lợi nhuận của S&P 500 sẽ giảm 3%. Tuần tới sẽ là một tuần bận rộn đối với nhà đầu tư khi khoảng 25% công ty thuộc S&P 500 dự báo công bố kết quả kinh doanh quý 2.Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 giảm 0,6% xuống 2.976,61 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,7% còn 8.146,49 điểm. Chỉ số Dow Jones giảm 68,77 điểm (tương đương 0,3%) xuống 27.154,20 điểm sau khi tăng hơn 100 điểm vào đầu phiên. Các chỉ số đã xoá phần lớn đà tăng đầu phiên sau khi Iran cho biết đã bắt giữ một tàu chở dầu của Anh.
•  Thị trường chứng khoán châu Âu biến động do những lo ngại của giới đầu tư về một Brexit “cứng” ngày càng gia tăng sau khi cả hai ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng Anh thay thế bà Theresa May là ông Boris Johnson và ông Jeremy Hunt đều nói rằng họ sẵn sàng theo đuổi một Brexit không thỏa thuận nếu cần thiết. Cả hai ứng viên cũng bác bỏ việc chấp nhận một điều khoản "rào chắn" gây tranh cãi liên quan vấn đề biên giới với Ireland. Kết thúc tuần qua, Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.509 điểm (+0,04%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 12.260 điểm (-0,51%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.552 điểm (-0,37%).
•  Chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần 4 tháng qua, khi số liệu xuất khẩu và lợi nhuận doanh nghiệp yếu của Mỹ gây lo ngại về tác động từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.Cụ thể, chỉ số Nikkei đã giảm 1,97% xuống 21.046,24 điểm, mức thấp nhất trong một tháng và ghi dấu mức giảm lớn thứ hai trong năm nay, chỉ sau mức sụt giảm 3% hôm 25/3. Takashi Hiroki, chiến lược gia của Monex Securities, nhận định: "Lợi nhuận của các nhà chế tạo toàn cầu sẽ suy giảm. Các nhà đầu tư đang chờ đợi để tiến hành mua khi chỉ số Nikkei giảm xuống dưới 21.000 điểm". Triển vọng đối với Nhật Bản thậm chí dự kiến còn ảm đạm hơn khi các công ty “vật lộn” với cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Thêm vào đó, các điều kiện đang xấu đi trên quy mô toàn cầu cũng đè nặng lên hoạt động xuất khẩu của nước này. Trong tháng 6/2019, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, và đây là lần giảm thứ sáu trong bảy tháng qua.
•  Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng giảm trái chiều. Tính chung cả tuần, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hảigiảm 0,22% xuống 2.924 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong tăng 1,03% lên 28.765 điểm. Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc ngày 15/7 công bố số liệu cho hay kinh tế nước này tăng trưởng 6,2% trong quý II/2019, mức thấp nhất trong 27 năm qua, do các tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp của nước này tăng 6,3% trong tháng 6/2019 từ mức thấp nhất 17 năm qua của tháng 5/2019.
•  Trong tuần qua, dầu WTI đã giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu suy yếu vẫn còn và sản lượng dầu tại Mỹ sẽ sớm phục hồi từ sự gián đoạn ảnh hưởng từ cơn bão gần đây. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 7% và giá dầu Brent giảm 5,5%, đều là các mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng Năm.

Bản tin phái sinh 22/07/2019: Kiểm nghiệm vùng cản mạnh 880-883 điểm
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang