Quay lại

Ngày đăng: 19/03/2021

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:

  • Lợi suất trái phiếu tăng vọt khiến cổ phiếu công nghệ đồng loạt giảm điểm, S&P 500 và Dow Jones rời đỉnh. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 153,07 điểm, tương đương 0,46%, xuống 32.862,3 điểm. S&P 500 giảm 58,66 điểm, tương đương 1,48%, xuống 3.915,47 điểm. Hai chỉ số này vừa lập đỉnh lịch sử trong phiên trước đó. Nasdaq mất 409,03 điểm, tương đương 3,02%, xuống 13.116,17 điểm, giảm mạnh nhất kể từ ngày 25/2. Lĩnh vực năng lượng giảm mạnh nhất với mức giảm 4.7% vào ngày thứ Năm trong bối cảnh giá dầu lao dốc. Hợp đồng dầu WTI tương lai sụt hơn 7% xuống 60 USD/thùng, giảm phiên thứ 5 liên tiếp và chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2020. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 11 điểm cơ bản trên 1,75%, chạm mức cao nhất trong phiên và đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2020. Lợi suất trái phiếu 30 năm cũng có lúc tăng 6 điểm cơ bản, lần đầu tiên chạm mức 2,5% kể từ tháng 8/2019. Lợi suất trái phiếu tăng vọt sau khi Cục Dự trữ Liên bang bày tỏ sẵn sàng cho phép lạm phát tăng cao.
  • Giá dầu ‘bốc hơi’ 7%, giảm phiên thứ năm liên tiếp. Giá dầu Brent tương lai giảm 4,72 USD, tương đương 6,9%, xuống 63,28 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 4,6 USD, tương đương 7,1%, xuống 60 USD/thùng. Giá dầu sưởi và xăng tại Mỹ cũng lao dốc hơn 5%.Giá dầu Brent và WTI đều đã giảm hơn 11% kể từ đỉnh ngày 8/3. Thị trường dầu đã giảm 5 phiên liên tiếp, dài nhất với WTI kể từ tháng 2/2020 và từ tháng 9/2020 đối với Brent.
  • Giá vàng ngày 18/3 giảm trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và USD tăng, ảnh hưởng đến lực cầu kim loại quý này. Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 9 USD xuống 1.736,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai tăng 0,3% lên 1.732,5 USD/ounce.
Bản tin phái sinh 19/03/2021 - Xuất hiện các nhịp rung lắc mạnh
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang