Quay lại

Ngày đăng: 16/09/2022

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới: 

  • Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi nhà đầu tư nghiền ngẫm một số báo cáo kinh tế cho thấy bức tranh mờ mịt về nền kinh tế Mỹ. Đóng cửa, chỉ số Nasdaq Composite rớt 1,43% xuống 11.552,36 điểm, chỉ số S&P 500 mất 1,13% còn 3.901,35 điểm, chỉ số Dow Jones lùi 173,27 điểm (-0,56%) xuống 30.961,82 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 14/7/2022. Một loạt báo cáo kinh tế trái chiều trong ngày thứ Năm đã không thể củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp có kết quả tốt hơn dự báo, nhưng giá nhập khẩu giảm thấp hơn so với dự kiến. Doanh số bán lẻ cao hơn kỳ vọng, nhưng lại tiêu cực khi loại trừ mặt hàng ô tô. Dữ liệu sản xuất cũng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại. Mặc dừ những báo cáo đó cho thấy lĩnh vực tiêu dùng của Mỹ hiên đang giữ vững vị thế của mình, nhưng chúng không giúp làm giảm bớt lo ngại về lạm phát kéo dài. Nhà đầu tư lo ngại rằng Fed sẽ nâng lãi suất quyết liệt hơn để đối phó lạm phát, qua đó làm tăng khả năng suy thoái. 
  • Giá dầu giảm hơn 3% do kỳ vọng nhu cầu suy yếu và đồng USD mạnh trước một đợt nâng lãi suất có khả năng cao xảy ra đã lấn át những lo ngại về nguồn cung. Kết phiên, hợp đồng dầu Brent lùi 3,46% xuống 90,84 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 3,8% còn 85,10 USD/thùng. “Có rất nhiều yếu tố quyết định động thái giá trên thị trường dầu hiện nay, với sự bất ổn kinh tế ngày càng tăng”, Craig Erlam của công ty môi giới OANDA, nhận định. “Đồng USD mạnh hơn có khả năng là một rào cản khác”. Dầu thô đã giảm đáng kể sau khi vọt lên gần mức cao mọi thời đại vào tháng 3/2022, sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine đã làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung, bị áp lực bởi triển vọng suy thoái và nhu cầu suy yếu. Dầu cũng chịu áp lực từ đồng USD mạnh, khiến những hàng hoá được neo giá theo đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác, trước khi cuộc họp của Fed diễn ra vào tuần tới có thể nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản. 
  • Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, bị ảnh hưởng bởi đà tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD, khi dự báo Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng. Chốt phiên, hợp đồng vàng giao ngay lùi 1,9% xuống 1.663,50 USD/oz, sau khi giảm hơn 2% xuống 1.659,47 USD/oz vào đầu phiên. Hợp đồng vàng tương lai mất 2,1% còn 1.672,6 USD/oz. Daniel Pavilonis, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, nhận định: “Hôm nay, yếu tố lớn nhất là lợi suất, nó dường như khá mạnh sau khi giảm nhẹ đôi chút”. “Đợt bán tháo vào tháng 9, tháng 10 thực sự chỉ là do điều chỉnh lãi suất, lái uất giảm mạnh và hiện tăng trở lại và khiến giá vàng suy yếu”, ông Pavilonis nói. Ngoài ra, thị trường đã dự báo Fed sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào tuần tới, thậm chí có thể cao tới 100 điểm cơ bản. Mặc dù vàng được xem là một kênh trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế, việc nâng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại không đem lại lợi suất. 
Bản tin phái sinh 16/09/2022 - Tâm lý thận trọng chi phối
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang