Quay lại

Ngày đăng: 16/09/2019

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:
• Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ cùng chốt tuần tăng thứ ba liên tục. Nhân tố hỗ trợ chính trong tuần này nhờ những diễn biến tích cực của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Bên cạnh đó Phố Wall còn đón nhận một số thông tin kinh tế khả quan trong phiên ngày thứ Sáu. Dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy doanh thu bán lẻ ở nước này tăng mạnh gấp đôi so với dự báo của giới phân tích, một dấu hiệu cho thấy tiêu dùng tiếp tục hỗ trợ chuỗi thời gian tăng trưởng dài kỷ lục của kinh tế Mỹ, bắt đầu từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ.Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,14%, đạt 27.219,52 điểm; S&P 500 giảm 0,07%, còn 3.007,39 điểm; Chỉ số Nasdaq giảm 0,22%, còn 8.176,71 điểm. Tính chung cả tuần, Dow Jones tăng 1,6%, trong khi S&P 500 và Nasdaq cùng tăng 0,9%. Chỉ số Dow Jones đánh dấu chuỗi tăng 8 phiên liên tục, nhờ đà tăng của nhóm công nghiệp vốn là những cổ phiếu có mức độ nhạy cảm cao với tin tức về thương chiến. Đây là chuỗi phiên tăng dài nhất của Dow Jones kể từ tháng 5/2018 và hiện chỉ cách chưa đầy 1% so với mức cao nhất mọi thời đại.
• Hầu hết các thị trường lớn ở châu Âu đều tăng trong suốt tuần do phấn khích vì những bước tiến trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, các thị trường được hỗ trợ bởi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Không chỉ hạ lãi suất cơ bản 0,1 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục âm 0,5%, ECB còn khởi động chương trình nới lỏng định lượng (QE) bơm vào nền kinh tế mỗi tháng 20 tỷ Euro, tương đương gần 22 tỷ USD, thông qua việc mua trái phiếu từ tháng 11. Đây là đợt nới lỏng định lượng thứ 2 của ECB trong vòng 4 năm qua. Chốt phiên cuối tuần, chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.367 điểm (tăng0,31%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 12.469 điểm (tăng0,47%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.655điểm (tăng0,22%). Tính chung cả tuần chỉ số DAX 30 của Đức tăng 2,27%, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,92% và chỉ số FTSE 100 của Anh tăng1,17%.
• Thị trường chứng khoán châu Á giữ được đà tăng chủ yếu nhờ những tín hiệu tích cực thương mại Mỹ - Trung. Tại Thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 21.199 điểm (tăng 3,72%) so với tuần trước. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite leo dốc 1,05% lên 3.031 điểm, ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 2,48% lên 27.353 điểm.Trong một diễn biến tích cực, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ miễn một số mặt hàng nông sản Mỹ khỏi thuế quan trả đũa. Động thái này của Bắc Kinh được xem là sự phản hồi đối với việc Tổng thống Donald Trump trước đó tuyên bố để ngỏ khả năng ký một thỏa thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc. Đây là những bước đi mềm mỏng của hai bên trước thềm cuộc đàm phán thương mại cấp cao dự kiến diễn ra ở Washington vào tháng tới.
• Những lo ngại về khả năng dự trữ dầu tăng lên đã lấn át những diễn biến tích cực liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khiến giá dầu rớt mạnh tuần qua. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 11/2019 giảm 16 cent xuống 60,22 USD/thùng. Trong khi dầu thô Tây Texas Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 10/2019 giảm 24 cent còn 54,85 USD/thùng. Tính chung cả tuần, dầu Brent giảm 2,1%, lần giảm đầu tiên trong 5 tuần và dầu WTI mất khoảng 3%, lần giảm đầu tiên trong 3 tuần.

Bản tin phái sinh 16/09/2019 - Vượt cản thành công
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang