Quay lại

Ngày đăng: 13/10/2022

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới: 

  • Chỉ số S&P 500 tiếp tục giảm điểm, ghi nhận 6 phiên lao dốc liên tiếp và khép phiên ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo tiêu dùng quan trọng sẽ mang đến thông tin về tốc độ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tương lai. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones lùi 28,34 điểm (-0,10%) xuống 29.210,85 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,33% còn 3.577,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0,09% xuống 10.417,10 điểm. Vào đầu phiên, chứng khoán Mỹ khởi sắc và lợi suất trái phiếu giảm sau khi biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được công bố vào buổi chiều. Biên bản họp của Fed cho thấy ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất và giữ chúng ở mức cao cho đến khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt. Một nhận định trong biên bản cuộc họp dẫn đến sự lạc quan rằng Fed có thể làm chậm chiến dịch thắt chặt hoặc thậm chí rút lại lập trường nếu có thêm bất ổn trên thị trường tài chính. Biên bản nêu rõ: “Một số người tham gia lưu ý rằng, đặc biết là trong môi trường kinh tế và tài chính toàn cầu bất định cao như hiện nay, điều quan trọng là phải điều chỉnh tốc độ thắt chặt chính sách hơn nữa với mục đích giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đáng kể đến triển vọng kinh tế”. 
  • Giá dầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp khi đồng USD mạnh hơn cùng với lo ngại về nhu cầu suy yếu và lãi suất cao đã lấn át những lo ngại về nguồn cung sau quyết định cắt giảm sản lượng mục tiêu hồi tuần trước của OPEC+. Kết phiên, hợp đồng dầu Brent lùi 2,02 USD (-2,14%) xuống 92,27 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2,38 USD (-2,66%) còn 87,69 USD/thùng. OPEC vào ngày thứ Tư đã hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu trong năm nay từ 460.000 thùng/ngày đến 2,64 triệu thùng/ngày, với lí do sự tái bùng phát Covid-19 dẫn đến các biện pháp phong toả ở Trung Quốc và lạm phát cao. OPEC cho biết trong báo cáo định kỳ hàng tháng: “Nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ đầy bất ổn và thách thức gia tăng”. Bộ Năng lượng Mỹ đã hạ kỳ vọng đối với cả sản lượng và nhu cầu tại Mỹ. Hiện tại, mức tiêu thục chỉ tăng 0,9% trong năm 2023, giảm so với dự báo trước đó là tăng 1,7%. Sản lượng dầu thô được kỳ vọng tăng 5,2%, giảm so với dự báo tăng 7,2% trước đó. Thị trường năng lượng cũng đang chịu áp lực từ đồng USD, vốn tăng vọt so với các đồng tiền khác như đồng Yên Nhật (JPY). Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã thúc đẩy lợi suất, khiến đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. 
  • Giá vàng ổn định, thu hút sự hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ sau khi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố. Chốt phiên, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,4% lên 1.672,05 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai mất 0,36% còn 1.608,00 USD/oz. Các nhà hoạch định chính sách của Fed thống nhất rặng họ cần chuyển sang lập trường chính sách thắt chặt hơn, và sau đó duy trì nó trong một thời gian, để đáp ứng mục tiêu của Ngân hàng trung ương Mỹ là giảm lạm phát, biên bản cuộc họp kéo dài 2 ngày hồi tháng trước của Fed cho thấy. Biên bản cho hay một số người tham giá cuộc thảo luận cho rằng điều quan trọng là phải “điều chỉnh” tộc độ thắt chặt chính sách hơn nữa với mục địch giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đáng kể đến triển vọng kinh tế. Tai Wong, Trader cấp cao tại Heraeus Precious Metals, nhận định: “Thị trường đang nắm bắt bất kỳ dấu hiệu nào của lập trường ‘bồ câu’ và đang xem xét từ ‘điều chỉnh’, do đó đồng USD giảm và vàng bật lên”. Tuy nhiên, ông Wong cũng nói thêm rằng biên bản cuộc họp vẫn được cho là “diều hâu”. 
Bản tin phái sinh 13/10/2022 - Cản ngắn hạn của chỉ số ở ngưỡng 1.039 – 1.046 điểm
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang