Quay lại

Ngày đăng: 13/03/2020

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:

•       Phố Wall chìm trong hoảng loạn dù được Fed bơm 500 tỷ USD, Dow Jones giảm mạnh hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Đóng cửa, Dow Jones giảm 2.352,60 điểm, tương đương 9,99%, còn 21.200,62 điểm. Chỉ số này đã giảm mạnh nhất kể từ ngày "thứ Hai đen tối" năm 1987, mất tới hơn 22%. S&P 500 giảm mạnh 9,5% xuống 2.480,64 điểm, cùng Dow Jones rơi vào thị trường giá xuống, cũng có phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Nasdaq Composite mất 9,4%, chốt phiên còn 7.201,80 điểm. Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vọt lên hơn 76 và chạm mức cao nhất kể từ năm 2008.
•       Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vừa tuyên bố giữ nguyên lãi suất, nhưng sẽ áp dụng nhiều biện pháp khác giúp nền kinh tế đối phó đại dịch. ECB sẽ cấp khoản vay mới cho các ngân hàng, áp dụng lãi suất hấp dẫn hơn với một số công cụ cấp vốn hiện hành, đồng thời tăng quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE) thêm 120 tỷ euro (135,3 tỷ USD). Việc bổ sung QE sẽ được thực hiện đến cuối năm. Các chính sách kích thích mới của ECB chủ yếu nhằm vào doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tượng chịu rủi ro lớn nhất từ cuộc khủng hoảng này. Lãi suất tiền gửi vẫn duy trì tại -0,5% và lãi suất tái cấp vốn là 0%.
•       Giá Dầu Brent rớt hơn 7% khi ông Trump “cấm” châu Âu vào Mỹ. Giá dầu Brent tương lai giảm 2,57 USD, tương đương 7,2%, xuống 33,22 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,48 USD, tương đương 4,5%, xuống 31,5 USD/thùng.
•       Giá vàng ngày 12/3 giảm hơn 4% do nhà đầu tư phải bán kim loại quý này để trang trải tiền ký quỹ cho các tài sản khác. Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 59,4 USD xuống 1.575,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giảm 3,2% xuống 1.590,3 USD/ounce.

Bản tin phái sinh 13/03/2020 - Tiếp tục giảm điểm
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang