Quay lại

Ngày đăng: 11/11/2019

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:

• Cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ cùng lập kỷ lục mới khi đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, với S&P 500 chốt tuần tăng phiên thứ 5 liên tiếp, dù nhà đầu tư vẫn còn nhiều nghi ngại về đàm phán thương mại Mỹ-Trung.Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 6,44 điểm lên 27.681,24 điểm, đánh dấu mức cao mọi thời đại lần đầu tiên kể từ giữa tháng 7/2019. Chỉ số S&P 500 tăng 0,25% lên mức cao mọi thời đại mới là 3.093,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,5% lên 8.475,31 điểm, cũng ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục. Đà tăng điểm trong phiên ngày thứ Sáu đã góp phần nâng tổng mức leo dốc của Dow Jones từ đầu năm đến nay lên 18,66%. S&P 500 đã tăng hơn 23% trong năm 2019 và hướng đến việc ghi nhận năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2013, khi chỉ số này leo dốc gần 30%. Nasdaq Composite cũng vọt hơn 27% trong năm nay.Chỉ số VIX đo lường sự biến động của chứng khoán Mỹ nhờ đó kết thúc phiên ngày thứ Sáu ở mức thấp nhất kể từ hôm 24/7.Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2019 khả quan cũng là một nhân tố quan trọng nữa phía sau chuỗi tăng này của chứng khoán Mỹ. Trong số 446 công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh tính đến thời điểm này, có khoảng 3/4 đạt lợi nhuận vượt dự báo.
• Thị trường chứng khoán châu Âu tăng điểm trở lại khi giới đầu tư kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ- Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán khu vực châu Âu Stoxx 600 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7-2015.Trong đó, cổ phiếu các lĩnh vực ô tô, du lịch và giải trí đạt mức tăng mạnh nhất, với mức tăng hơn 1%. Theo sau là cổ phiếu các ngành khai mỏ, công nghiệp và viễn thông.Trong tuần, nhiều chỉ số chính đồng loạt tăng mạnh trong đó chỉ số DAX 30 của Đức tăng 2,06%, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 2,22% và chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,78%.
• Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong tuần qua.Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 2,37% lên 23.392 điểm, đây là tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Hang Seng ở Hong Kong tăng thêm 2,03% lên 27.651 điểm. Chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,20% lên 2.964 điểm.Động thái Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá là tâm điểm chú ý trên thị trường tiền tệ châu Á tuần qua.Lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thiết lập tỷ giá trung tâm mạnh hơn mức trên 7 CNY/USD.Tỷ giá CNY/USD thị trường đại lục dao động +/-2% so với tỷ giá trung tâm.Nhân dân tệ gần những ngày đây rất được chú ý sau khi mạnh lên và giao dịch dưới ngưỡng 7 CNY/USD.
• Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (08/11), xóa sạch đà suy giảm hồi đầu phiên để ghi nhận đà tăng trong tuần qua, với giá dầu WTI đóng cửa tại đỉnh cao mới trong 6 tuần. Giá dầu Brent tương lai tăng 22 cent lên 62,51 USD/thùng, chốt tuần tăng 1,3%. Giá dầu WTI tương lai tăng 9 cent lên 57,24 USD/thùng, chốt tuần tăng 1,9%.
• Giá vàng ngày 8/11 tiếp tục giảm, chạm đáy 3 tháng, do nhu cầu mua tài sản an toàn giảm. Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 9,6 USD xuống 1.458,8 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.455,8 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 5/8. Giá vàng tương lai giảm 0,2% xuống 1.462,9 USD/ounce.

Bản tin phái sinh 11/11/2019 - Xuất hiện tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang