Quay lại

Ngày đăng: 10/08/2021

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:

  • Chứng khoán Mỹ trái chiều do lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Chỉ số Dow Jones giảm 106,66 điểm xuống 35.101,85 điểm, tương đương 0,3%. S&P 500 giảm 0,1% và chốt phiên ở mức 4.432,35 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 0,16% lên 14.860,18 điểm. Năng lượng diễn biến tệ nhất trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, giảm 1,48% theo giá dầu trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 và khả năng tái áp đặt các hạn chế, đặc biệt là ở Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về lực cầu. Cổ phiếu tài chính đi lên nhờ lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 1,3%, lên cao nhất kể từ ngày 16/7. Mùa báo cáo lợi nhuận quý II tích cực giúp Phố Wall nhiều lần lập đỉnh trong hai tuần qua. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều công ty lớn giúp củng cố niềm tin vào đà phục hồi kinh tế Mỹ hậu đại dịch. Nhà đầu tư trong tuần chờ số liệu lạm phát danh nghĩa tại Mỹ để xác định lộ trình chính sách của Fed.
  • Giá dầu giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất trong 3 tuần, do USD mạnh lên và những lo ngại về hạn chế mới liên quan tới virus corona ở Châu Á đặc biệt là Trung Quốc có thể làm chậm lại sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu toàn cầu. Chốt phiên 9/8 dầu thô Brent giảm 1,66 USD hay 2,4% xuống 69,04 USD/thùng, dầu thô WTI giảm 1,8 USD hay 2,6% xuống 66,48 USD. Đây là mức đóng cửa thấp nhất đối với hai loại dầu này kể từ ngày 19/7. Dầu WTI đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5.
  • Vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng do số liệu việc làm của Mỹ mạnh mẽ thúc đẩy dự đoán về việc Cục dự trữ Liên bang sẽ sớm cắt giảm các biện pháp hỗ trợ kinh tế. Vàng giao ngay giảm 2,1% xuống 1.725,96 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 2,1% xuống 1.726,5 USD/ounce. Đồng USD lên mức cao nhất trong gần 3 tuần so với rổ tiền tệ cũng gây áp lực lên giá vàng.
Bản tin phái sinh 10/08/2021 - Chinh phục vùng cản gần 1508-1512 điểm
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang