Quay lại

Ngày đăng: 08/09/2021

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:

  • Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Ba (07/9) trong bối cảnh lo ngại kéo dài về tác động của biến thể Delta đến đà phục hồi kinh tế. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 269,09 (tương đương 0,76%) xuống 35.100,00 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,3% xuống 4.520,03 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite nhích gần 0,1% lên 15,374.33 điểm, ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục. 8 trong số 11 chỉ số chính thuộc S&P 500 đóng cửa trong sắc đỏ, với các lĩnh vực nhạy cảm với kinh tế như công nghiệp giảm 1,8%, tiện ích giảm 1,4%. Bất động sản giảm 1,1%. Goldman Sachs đã hạ bậc triển vọng kinh tế vào cuối tuần qua, với lý do lo ngại về biến thể Delta và việc giảm bớt kích thích tài khóa. Goldman hiện nhận thấy tăng trưởng năm 2021 đạt 5,7%, thấp hơn dự báo trước đó 6,2%. Ngân hàng này đã hạ triển vọng GDP quý 4 từ 6,5% xuống 5,5%.
  • Giá dầu giảm trong phiên 7/9 do USD mạnh lên và lo ngại nhu cầu yếu ở Mỹ và Châu Á, song mức giảm được hạn chế bởi sản xuất ở bờ Vịnh Mỹ vẫn bị ngưng trệ sau cơn bão. Kết thúc phiên này, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 94 US cent, hay 1,4%, so với đóng cửa phiên liền trước, xuống 68,35 USD/thùng, trong phiên có lúc chỉ 67,64 USD. Trong phiên thứ Hai (6/9) không có giao dịch nào được thực hiện vì là ngày Lễ Lao động của Mỹ. Dầu Brent phiên 7/9 giảm 53 cent, tương đương 0,7%, xuống 71,69 USD/thùng, sau khi đã giảm 39 cent trong phiên liền trước.
  • Giá vàng giảm 1,5% trong phiên vừa qua do USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu Mỹ cũng tăng. Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.794,57 USD/ounce, là phiên giảm giá mạnh nhất kể từ 9/8; vàng giao tháng 12 giảm 1,9% xuống 1.798,5 USD/ounce. Đồng USD tăng so với các đồng tiền đối tác chủ chốt khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Bản tin phái sinh 08/09/2021 - Giằng co trong biên độ hẹp
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang