Quay lại

Ngày đăng: 08/06/2021

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:

  • Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều khi S&P 500 gặp khó khăn để đạt mức cao kỷ lục. Đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,1% xuống 4.226,52 điểm, thấp hơn 0,3% so với mức cao kỷ lục trong ngày hồi đầu tháng 5. Vật liệu và công nghiệp là những ngành mất điểm nhiều nhất vào thứ Hai, ảnh hưởng đến S&P 500. Chỉ số Dow Jones giảm 126,15 điểm, tương đương 0,4%, xuống 34.630,24 điểm. Nasdaq Composite tăng 0,5% ở mức 13.881,72 điểm. Báo cáo việc làm hôm thứ Sáu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,8% từ 6,1% và 559.000 việc làm đã được tạo ra vào tháng 5. Các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu lạm phát trong tuần tới, với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 5 dự kiến được công bố vào thứ Năm. Trong tháng 4, chỉ số CPI đã tăng 4,2% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2008.
  • Bị chốt lời sau khi chạm đỉnh hai năm, giá dầu giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 40 cent xuống 71,49 USD/thùng sau khi chạm 72,27 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 5/2019. Giá dầu WTI tương lai giảm còn 69,23 USD/thùng sau khi chạm 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018. Giá dầu tăng hai tuần qua, với Brent và WTI lần lượt tăng 38% và 43% kể từ đầu năm, nhờ sự phục hồi lực cầu từ đại dịch Covid-19, OPEC+ hạn chế nguồn cung. OPEC+ hỗ trợ giá dầu bằng việc duy trì chính sách sản lượng như đã nhất trí hồi tháng 4. Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo ngày 7/6 cho biết OPEC+ dự báo tồn kho còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
  • Giá vàng ngày 7/6 tăng khi USD mất giá trong bối cảnh nhà đầu tư chờ số liệu lạm phát được công bố. Giá vàng giao ngay tại sàn New York tăng 7,7 USD lên 1.899,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai tăng 0,4% lên 1.898,8 USD/ounce.
Bản tin phái sinh 08/06/2021 - Xuất hiện các nhịp rung lắc mạnh trong phiên
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang