Quay lại

Ngày đăng: 08/03/2022

Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới: 

  • Chứng khoán Mỹ lại giảm sau 4 tuần lao dốc liên tiếp, khi nhà đầu tư ngày càng lo ngại giá năng lượng tăng cao do xung đột Nga – Ukraine sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và làm gia tăng lạm phát. Đóng cửa, chỉ số Dow Jones rớt 797,42 điểm (-2,37%) xuống 32.817,38 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 3% xuống 4.201,09 điểm, giảm sâu vào vùng điều chỉnh. Chỉ số này đã sụt hơn 12% so với mức đóng cửa kỷ lục. Chỉ số Nasdaq Composite mất 3,6% còn 12.830,96 điểm, và hiện nằm trong vùng thị trường con gấu, sụt hơn 20% so với mức đóng cửa cao mọi thời đại. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào ngày 06/3 cho biết Mỹ và các đồng minh đang xem xét cấm nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga để đáp trả cuộc tấn công của nước này vào Ukraine. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cũng cho biết rằng đang “hết sức xem xem đến luật pháp” để cấm nhập khẩu dầu Nga – một động thái sẽ “cô lập Nga hơn nữa khỏi nền kinh tế toàn cầu”. Các nhà dự báo cho rằng Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn với lạm phát cao hơn, nền kinh tế châu Âu sẽ gần suy thoái và GDP của Nga sẽ giảm 2 con số trong bối cảnh xung đột địa chính trị. 
  • Giá dầu xóa bớt phần lớn đà tăng mạnh qua đêm trong phiên giao dịch đầy biến động, sau khi tăng vượt mức 130 USD/thùng vào đầu phiên. Kết phiên, hợp đồng dầu WTI tương lai tiến 3,2% lên 119,40 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 9/2008. Hợp đồng này có thời điểm đã vọt lên 130,50 USD/thùng vào tối ngày 06/3, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, trước khi rút lui. Hợp đồng dầu Brent cộng 4,3% lên 123,21 USD/thùng. Có thời điểm, hợp đồng này đã vọt lên 139,13 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. “Giá dầu tăng do triển vọng cấm vận hoàn toàn dầu và các sản phẩm năng lượng của Nga”, John Kilduff của Again Capital nhận định. Mỹ và các đồng minh đang xem xét cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNN vào ngày 06/3. Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết vào tối ngày 06/3 rằng Hạ viện đang “cân nhắc luật pháp mạnh mẽ” để cấm nhập khẩu dầu của Nga – một động thái sẽ “cô lập Nga hơn nữa khỏi nền kinh tế toàn cầu”. Trong khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cho đến nay vẫn cho phép hoạt động giao dịch năng lượng của nước này tiếp tục, hầu hết người mua đang né tránh các sản phẩm của Nga. Theo phân tích của JPMorgan, 66% sản lượng dầu của Nga gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra. 
  • Khép phiên, hợp đồng vàng giao ngay tiến 1,5% lên 1.997,91 USD/oz và nhanh chóng chạm mốc 2.000 USD/oz, mức cao nhất kể từ ngày 19/8/2020. Hợp đồng vàng tương lai cộng 1,77% lên 2.001,40 USD/oz. Chuyên gia phân tích cấp cao Jeffrey Halley tại Oanda nhận định: “Vàng ban đầu có thể sẽ tìm thấy một số điểm nghẽn lớn quanh mốc 2.000 USD/oz, nhưng một khi vượt qua, giả sử tình hình Ukraine không có gì thay đổi, vàng sẽ nhanh chóng tiến về mốc 2.100 USD/oz và lên mức cao mọi thời đại mới”. Trong khi đó, hợp đồng palladi lùi 0,23% xuống 2.995,39 USD/oz sau khi chạm mức cao mọi thời đại là hơn 3.440 USD/oz vào đầu phiên. Nga chiếm 40% sản lượng palladi toàn cầu, vốn thường được các nhà sản xuất ô tô sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác hạn chế khí thải. 
Bản tin phái sinh 08/03/2022 - Kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 1.496 – 1.500 điểm
© Copyrights 2000 - 2022 MBS, thành viên của Tập đoàn MB
Về đầu trang