Ngày đăng: 07/06/2022
Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:
- Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ khi Phố Wall cố gắng phục hồi sau một tuần giảm điểm và chịu ảnh hưởng từ đà tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ. Đóng cửa, chỉ số Nasdaq Composite tiến 0,4% và chỉ số S&P 500 cộng 0,31%. Chỉ số Dow Jones nhích 16,08 điểm (+0,1%). Dow Jones đã tăng hơn 300 điểm vào đầu phiên, tuy nhiên, thị trường đã xóa bớt phần nào đà tăng trong phiên khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt mốc 3%. Nhà đầu tư đang đối mặt với những lo ngại rằng Fed có thể nâng lãi suất quá nhanh và quá nhiều, gây ra suy thoái. Những tuyên bố gần đây từ các thành viên Fed về việc nâng lãi suất thêm 50 điểm (+0,5%) có thể xảy ra tại cuộc họp tháng 6 và tháng 7. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã đạt mức cao nhất trong gần 1 tháng khi nhà đầu tư bán trái phiếu. Mặc dù động thái này dường như khiến chứng khoán rút khỏi các đỉnh cao, nó không khiến chứng khoán giảm mạnh như những diễn biến tương tự đã từng vào đầu năm nay.
- Giá dầu vượt mốc 120 USD/thùng, được hỗ trợ bởi việc Ả-rập Xê-út nâng giá dầu thô tháng 7 nhưng trong bối cảnh nghi ngờ mục tiêu sản lượng cao hơn của các nhà sản xuất OPEC+ có thể giúp giảm bớt tình trạng nguồn cung khan hiếm. Kết phiên, hợp đồng dầu Brent chạm mức đỉnh trong phiên 121,95 USD/thùng trước khi giảm 0,5% xuống 118,23 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tiến lên mức cao nhất trong 3 tháng, tích tắc đạt mức 120,99 USD/thùng, hợp đồng này khép phiên mất 37 xu (-0,3%) còn 118,50 USD/thùng. Ả-rập Xê-út đã nâng giá bán dầu chính thức tháng 7 (OSP) cho loại dầu thô nhẹ hàng đầu của Ả-rập Xê-út sang châu Á thêm 2,10 USD so với tháng 6 lên 6,50 USD, cao nhất kể từ tháng 5/2022, khi giá dầu chạm mức cao mọi thời đại do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga. Giá dầu đã tăng sau quyết định hồi tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+, về việc nâng sản lượng tháng 7 và tháng 8 thêm 648.000 thùng/ngày, tương đương hơn 50% so với kế hoạch trước đó. Mục tiêu gia tăng sản lượng được áp dụng cho tất cả các thành viên OPEC+, tuy nhiên, nhiều nước thành viên có rất ít dư địa để tăng sản lượng và trong đó có Nga, quốc gia đang phải đối mặt với các lệnh cấm vận của phương Tây.
- Giá vàng giảm, chịu áp lực bởi đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ, khi sự chú ý chuyển sang dữ liệu lạm phát Mỹ công bố trong tuần này có thể củng cố khả năng Fed nâng lãi suất mạnh tay. Khép phiên, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0,5% xuống 1.841,29 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai mất 0,4% còn 1.843,70 USD/oz. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng trong thời gian chờ đợi dữ liệu công bố vào ngày 10/6, với dự báo cho thấy lạm phát vẫn cao. Đồng USD cũng tăng, làm vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người mua nước ngoài. Edward Moya, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Oanda, nhận định: “Nếu chúng ta nhận được một báo cáo lạm phát nóng hơn, vàng sẽ yếu đi… Đó là một dạng tiếp cận chờ xem cho đến khi chúng ta tìm thấy cách Fed sẽ nâng lãi suất như thế nào để kiểm soát lạm phát”. Tuy nhiên, niềm tin chung là lạm phát đang giảm tốc và sẽ tiếp tục suy yếu, cùng với chính sách của Fed đã đang được định giá, những điều này sẽ mang đến sự ổn định phần nào cho giá vàng, ông Moya chia sẻ.