Ngày đăng: 05/07/2022
Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới:
- Fed trong tháng 6 đã nâng lãi suất điều hành thêm 0,75%, cao nhất trong 27 năm. Động thái đó kích hoạt làn sóng thoái vốn khỏi nhiều quốc gia châu Á và gánh nặng nợ nần, bằng đồng USD, cũng sẽ tăng lên tại một số nền kinh tế. Một số ngân hàng trung ương trong khu vực cũng đã bắt đầu quá trình siết chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, quan điểm này có thể đe dọa tới triển vọng tăng trưởng của một số doanh nghiệp phát triển nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Môi trường kinh doanh thay đổi cũng là một thách thức mà khu vực đang phải đối mặt, theo Sako. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm gián đoạn các kênh liên kết kinh tế tại Đông Nam Á, ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại qua khu vực này. Trong một động thái chiến lược gần đây, Mỹ, cùng 13 quốc gia châu Á khác, thiết lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF). Tuy nhiên, Campuchia, Lào và Myanmar không nằm trong nhóm này. “Sự quan tâm ngày một lớn tới các vấn đề nhân quyền cũng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của một số quốc gia châu Á”, Sako nhận định. “Cách tiếp cận thông thường nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh thương mại tự do có thể bị hạn chế nhiều hơn trong tương lai, gây ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai của các nền kinh tế”, ông nói. Kinh tế châu Á được dự báo tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên, khu vực cần tiếp tục nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh tài khóa, Hoe Ee Khor, Kinh tế trưởng AMRO, nhận định. “Các quốc gia cần cải thiện sức chống chịu của nền kinh tế”, ông chia sẻ trong một bài phỏng vấn đăng tải trên website của IMF. “Mỗi cú sốc sẽ có những đặc điểm khác nhau, và nếu một nền kinh tế có sức chống chịu chốt, họ hoàn toàn có thể vượt qua chúng”, ông nói.
- Dầu giảm giá, cắt giảm đà tăng trong phiên trước đó do lo lắng về suy thoái toàn cầu đè nặng lên thị trường thậm chí ngay cả trong bối cảnh nguồn cung vẫn còn hạn chế vì OPEC giảm sản lượng, bạo động tại Libya và lệnh trừng phạt đối với Nga. Hợp đồng dầu Brent lùi 35 xu (-0,3%) còn 111,28 USD/thùng, sau khi tăng mạnh 2,4% vào thứ Sáu tuần trước. Tương tự, hợp đồng dầu WTI tại Mỹ cũng rớt 32 xu (-0,3%) còn 111,28 USD/thùng, sau khi leo dốc 2,5% trong ngày thứ Sáu. Nỗi sợ suy thoái đè nặng lên thị trường trong 2 tuần qua nhưng do nguồn cung còn hạn chế nên giá không rớt sâu. Tobin Gorey, Chuyên gia hàng hóa của Commonwealth Bank, nhận định: “Thị trường năng lượng vẫn nặng nề với rủi ro nhất định về nguồn cung, nếu đánh xuống sẽ là một quyết định táo bạo”. Trong tháng 6, sản lượng từ 10 thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 100.000 thùng/ngày còn 28,52 triệu thùng/ngày, bỏ xa lời hứa tăng sản lượng lên khoảng 275.000 thùng/ngày, một khảo sát của Reuters cho hay.
- Bất chấp đồng USD mạnh hơn nhờ triển vọng tăng lãi suất ngày một lớn, giá vàng hôm nay có xu hướng đi lên khi thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận dữ liệu tồi tệ nhất 50 năm. Giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.808,66 USD/Ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 8/2022 ghi nhận ở mức 1.810,1 USD/Ounce, tăng 8,6 USD/Ounce trong phiên. Trong 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số tầm rộng của thị trường chứng khoán Mỹ được ghi nhận giảm tới 20%, sự khởi đầu tồi tệ nhất 20 năm. Nguyên nhân của điều này được chỉ ra là do lạm phát tăn cao và Fed đã không đưa ra được các dự báo chính xác về lạm phát để có những kịch bản điều hành lãi suất phù hợp. Giá vàng có xu hướng tăng còn do dòng tiền đổ mạnh vào các tài sản rủi ro như USD và vàng trong bối cảnh rủi ro lạm phát và suy thoái kinh tế lớn dần.